Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, bạn chọn tỷ lệ ntn

Phân tích chứng khoán là việc làm không thể thiếu trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Một phương pháp đầu tư cần hội tụ đủ 5 yếu tố: chọn cổ phiếu, chọn điểm mua, chọn điểm bán, theo dõi đầu tư, quản trị rủi ro.
Có rất nhiều phương pháp đầu tư, tuy nhiên hầu hết đều thuộc 2 cách tiếp cận phổ biến đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Cả 2 phương pháp này đều dựa trên những dữ liệu sẵn có của ngành hay doanh nghiệp.
Để biết phương pháp đầu tư nào phù hợp với mình, trước hết chúng ta cần hiểu phân tích cơ bản là gì? Phân tích kỹ thuật là gì? Cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp:
Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là phân tích yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp để tìm hiệu năng lực kinh doanh thực tế và triển vọng tương lai  của doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích cơ bản còn phải đánh giá các yếu tố trong nền kinh tế. Đó là lý do tại sao các báo cáo phân tích cơ bản thường có yếu tố kinh tế vĩ mô
Phân tích cơ bản sẽ tập trung trả lời các câu hỏi:
Tiềm năng tăng trưởng về doanh thu?
Tiềm năng tăng trưởng về lợi nhuận?
Vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành trong tương lai?
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp?
Liệu sổ sách có bị làm giả hay “làm đẹp báo cáo tài chính”?
Phân tích cơ bản sẽ giúp bạn hiểu rất rõ về nội tại doanh nghiệp tuy nhiên có một số rào cản như sau
Mất nhiều thời gian cho việc phân tích
Liệu những phân tích về giá trị nội tại của công ty mà bạn phân tích có chính xác
Độ tin cậy của số liệu sử dụng
Mất bao lâu thì những giá trị nội tại đó mới được thể hiện trên thị trường?
Không xem xét đến diễn biến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường
Một điều mà người mới hay nhầm lẫn là gắn phân tích cơ bản với phân tích kinh tế. Điều này không chính xác. Bạn thấy có bao nhiêu nhà kinh tế thành công trên thị trường chứng khoán?
Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và định giá cổ phiếu

Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Việc định giá chủ yếu dựa vào các số liệu tài chính để phân tích, đánh giá như P/E, tài sản ròng có điều chỉnh…
Định giá là một phần của phân tích cơ bản.
Do vậy nhiều người cứ nhắc đến phân tích cơ bản là nghĩ đến định giá, nhất là các bạn mới. Sử dụng rất nhiều mô hình định giá (financial mode) nhưng thiếu các yếu tố đánh giá định tính nên không hiệu quả.
Để định giá chính xác, bạn phải phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo…
Phân tích cơ bản có phải phân tích tin tức không?

Phân tích các tin tức như Brexit, bầu cử tổng thống ..
Phân tích cơ bản tập trung phân tích khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, năng lực cua đội ngũ quản lý. Phân tích cơ bản trả lời câu hỏi: “Tôi nên mua cổ phiếu nào”. Còn phân tích tin tực là xem xét ảnh hưởng của tin tức đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên phân tích tin tức vô cùng phức tạp vì không dễ để nhà đầu tư đánh giá được những tin tức thực sự có ý nghĩa đến biến động giá cổ phiếu.
Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào các quy luật để dự báo xu hướng giá tương lai thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu trong quá khứ, chủ yếu là diễn biến giá và khối lượng giao dịch.
Không giống như phân tích cơ bản tập trung đánh giá giá trị nội tại của cổ phiếu, phân tích kỹ thuật tập trung vào việc đánh giá những biến động giá cả trong quá khứ để đưa ra dự báo thay đổi trong tương lại.
Phân tích kỹ thuật dựa vào 3 định đề chính:
Giá phản ánh tất cả
Lịch sử có xu hướng lặp lại
Giá chuyển động theo xu hướng cho đến điểm đảo chiều
Phân tích kỹ thuật có phải là phân tích indicator?

Mọi người thường hiểu nhầm phân tích kỹ thuật với việc sử dụng các chỉ báo, indicator. Thực ra chỉ báo chỉ là một phần của phân tích kỹ thuật giúp tìm các điểm mua bá “tiềm năng”
Indicator chỉ là level 1 trong những level “bá đạo’ của phân tích kỹ thuật.
Ngoài Indicator, phân tích kỹ thuật còn có 3 level khác cao cấp hơn:
Level 2. Xu hướng : Đánh giá xu hướng của giá trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để biết xem cổ phiếu có đang trong xu thế tăng hay không?
Level 3. Sóng Elliott và Fibonacci: Sử dụng lý thuyết sóng Elliott và công cụ Fibocacci để xác định bước đi, biên độ của giá nhằm xác định khi nào giá sẽ lên, lên đến đâu và lên trong bao lâu… để giúp nhà đầu tư lựa chọn những điểm mua/bán lợi thế
Level 4: Kết hợp cả 3 yếu tố trên.
Nhìn chung phân tích kỹ thuật tập trung giải quyết câu hỏi: Giá sẽ chuyển động như thế nào?
Ưu điểm của phương pháp này đó là dự báo được xu hướng thay đổi của giá trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà không cần quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhược điểm của nó là những dự báo này đề mang tính chủ quan của người phân tích và đối với những ai sử dụng indicator, các tín hiệu bị trễ so với chuyển động của giá.
Nhìn chung phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều dựa trên luật cung cầu và cùng trả lời câu hỏi: diễn biến của giá cổ phiếu như thế nào? Hai phương pháp chỉ khác nhau về cách thức tiếp cận: phân tích cơ bản quan tâm đến nguyên nhân, còn phân tích kỹ thuật quan tâm đến kết quả.
So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Dựa vào những đặc điểm trên bạn có thể chọn cho mình cách tiếp cận phù hợp, hoặc bạn cũng có tăng hiệu quả đầu tư bằng việc học cách kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong quá trình đầu tư

 

Mình chọn 20%FA-80%TA.
Trong PTKT thì khung thời gian mình sử dụng là daily + weekly, tìm điểm vào trong phiên thì đồ thị 30p, 1h.

CÁC HIỂU NHẦM VỀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
1.Phân tích kĩ thuật là nhìn bảng giá?

Nhắc tới Phân tích kĩ thuật là y như rằng, nhiều người liên tưởng tới bảng giá và biểu đồ chứng khoán. Họ cứ nghĩ các nhà phân tích kĩ thuật là cắm cúi nhìn bảng giá xanh xanh đỏ đỏ suốt cả tuần…
Thực tế không phải vậy đâu nhá !
Những nhà phân tích kĩ thuật, họ sẽ sử dụng đồ thị, nghiên cứu quá khứ của giá và dự đoán tương lai. Thông thường, họ chỉ nhìn bảng giá vài lần 1 tuần sau khi đóng cửa phiên để theo dõi diễn biến của giá mà thôi.
2. Phân tích kĩ thuật là đánh ngắn?

Chẹp chẹp, đây là sự hiểu nhầm kinh điển luôn, thậm chí nhiều người coi Phân tích kĩ thuật là đầu tư lướt sóng, mua cổ phiếu xong đợi T+2 là bán luôn
Sự thực, các nhà đầu tư theo phương pháp Phân tích kĩ thuật thì thời gian đầu tư kéo dài trong trung hạn ( vài tháng tới nửa năm). Họ sẽ đánh theo các nhịp lên của thị trường và thoát hàng khi thị trường đi xuống.
Thậm chí, nhiều người phân tích kĩ thuật còn đầu tư dài hạn !
Nghe có vẻ hơi khó tin, nhưng Davinci bật mí nhé: Họ sẽ không nhìn đồ thị Daily đâu mà họ bật chart Weekly, Monthly thậm chí cả Quaterly để phân tích và đánh theo các biểu đồ đó ( lưu ý là chỉ có những cao thủ mới đánh được như vậy thôi nhé)
 3. Phân tích kĩ thuật không hiệu quả

Nhiều người hẳn sẽ nghĩ:
“Phân tích kĩ thuật không hiệu quả đâu..”
“Làm sao có thể nhìn mấy cái đồ thị mà đoán giá chạy như nào được..”
“Chứng khoán là phải dùng phân tích cơ bản, phải biết nền tảng giá trị của doanh nghiệp. Chứ phân tích kĩ thuật chả có căn cứ gì về căn bản của doanh nghiệp, toàn đoán mò..!”
Nhưng bạn có biết?
Phân tích kĩ thuật ra đời cách đây hàng trăm năm trước và là một công cụ đặc biệt được thiết kế cho thị trường chứng khoán và sau này được áp dụng cho thị trường ngoại hối, kim loại, năng lượng hay thị trường hàng hóa tương lai.
Phân tích kĩ thuật đã chứng mình được sự hiệu quả của nó trong suốt 300 ở Nhật Bản và hơn 100 năm ở Hoa Kì
Và bạn có biết?
Phân tích kỹ thuật là phép quy nạp dựa vào các quy luật để dự báo xu hướng giá tương lai thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu trong quá khứ.
Phân tích cơ bản lấy nền tảng là các yếu tố vĩ mô, ngành, sức khỏe doanh nghiệp.
Phân tích kĩ thuật lấy nền tảng là diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.
Nhìn chung, phân tích kĩ thuật cũng như phân tích cơ bản hiệu quả hay không là phụ thuộc vào trình độ của mỗi nhà đầu tư.
4. Phân tích kĩ thuật là dùng các Indicators.

Có phải bạn ngộ nhận rằng Phân tích kĩ thuật là dùng các Indicators?
Thực tế, đa số các nhà đầu tư đều nghĩ như vậy !
Đó là một sự hiểu nhầm tai hại, phần lớn nguyên nhân là do không có kiến thức chuẩn về phân tích kĩ thuật
Indicators là dãy các điểm số liệu (data points) áp dụng công thức với số liệu giá của chứng khoán để tính ra các điểm này.  Các loại chỉ báo rất phổ biến và được nhiều người sử dụng như:MA, ADX, MACD, Bolliger Bands, RSI, CCI, Stochastic Oscillator….
Thực tế ra, Indicators chỉ là  1 phần của Phân tích kĩ thuật thôi. Khi phân tích kĩ thuật mới ra đời thì làm gì mà có đến hơn 300 các loại chỉ báo như bây giờ, có khi chả có loại chỉ báo nào luôn ý.
Đa số nhà đầu tư dùng Indicators để dự đoán xu thế giá trong tương lai, nhưng ít người biết rằng, toàn bộ các Indicators đều chạy sau giá !
Tại sao lại như vậy?
Vì, có giá thì mới hình thành và tính được Indicators.
Hơn nữa, trong thị trường đi ngang, không rõ xu hướng thì các Indicators gây nhiễu và “vô dụng”
5. Phân tích kĩ thuật là sử dụng các mô hình

Các mô hình đảo chiều, tiếp diễn như 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai, cốc tay cầm, mô hình tam giác, cờ đuôi nheo, cái nêm….. rất hay được nhận diện và sử dụng trong Phân tích kĩ thuật.
Về mặt bản chất, mô hình là biến thể của kênh xu hướng (trendline). Do đó, mô hình cũng chỉ là 1 phần của Phân tích kĩ thuật mà thôi.
  6. Phân tích kĩ thuật là đầu cơ

Trong một cuộc phỏng vấn với FCIC, Warren Buffett đã nói về đầu cơ như sau:
“Cách thực sự đơn giản phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ là kiểm tra xem bạn có quan tâm ngày mai thị trường có mở cửa hay không.
Nếu quan tâm đến thị trường, tôi sẽ là người đầu cơ vì tôi quan tâm đến việc giá lên hay xuống trong phiên ngày mai. Thực sự thì bạn không thể biết chính xác giá có tăng hay không.”
Thực tế, trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu tốt, giá hấp dẫn nhưng chưa bước vào thời kì tăng giá. Bằng cách sử dụng phân tích kĩ thuật để xác định chính xác xu hướng thị trường và cổ phiếu, bạn sẽ biết khi nào nên bắt đầu mua các cổ phiếu này để tránh bị “trôi vốn”.
Do vậy Phân tích kĩ thuật không phải là đầu cơ đâu nhé, mặc dầu còn chưa có khái niệm rõ ràng về đầu cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét