Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Bài học của một PM năm 2014

Chia sẻ với ace bài học của một PM ngon nhất mà mình từng biết. Hy vọng, ai cũng có bài học cho riêng mình.
(Xin phép không ghi nguồn vì k biết nguồn ở đâu)
Tôi vừa vặn hoàn thành kế hoạch năm vào đúng tuần cuối cùng. Khác với giai đoạn lên êm ả của 2013, 2014 quả là một năm nhiều biến động bất thường với nhiều bài học của bản thân và những người xung quanh:
1. TTCK không phải là hàn thử biểu của nền KT.
Chúng ta thường nghe và tin vào khái niệm TTCK là hàn thử biểu, là tấm gương phản chiến nền kinh tế: KT đi lên thì TTCK đi lên và ngược lại. Vậy thì làm giàu có vẻ không khó, ta chỉ cần full margin khi KT tạo đáy và ngồi chơi chờ bán khi KT tạo đỉnh. Nhưng thực tế là:
- TTCK Mỹ downtrend trong hơn 3 năm 2000-2003 trong khi kinh tế nước này vẫn liên tục đi lên.
- CK Trung Quốc tạo đỉnh từ 2007, 7 năm trôi qua TQ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh loại nhất thế giới, LN của DN vẫn tăng trưởng mạnh nhưng Shanghai index giảm từ 6000 về 2000 điểm đưa thị trường này về mức định giá rẻ nhất thế giới vào đầu 2014.
- Ở Việt Nam ta, HNX mở cửa ngày đầu ở mốc 100 đầu 2006, tròn 9 năm trôi qua với GDP Việt Nam tăng gấp 3 lần nhưng HNX vẫn đang ngụp lặn ở quanh... 80 điểm. Vậy thì việc VNindex giảm điểm 4 tháng qua trong khi KT vĩ mô đang tốt lên cũng chẳng phải là điều gì quá vô lý.
Kinh tế cải thiện, hay DN tốt lên không phải là bảo hiểm cho khoản đầu tư. Ở chiều ngược lại cũng vậy thời điểm tệ hại của vĩ mô và DN lại tiềm ẩn cơ hội tốt. Cuối cùng thì giá đã phản ánh hết thông tin hay chưa mới là điều quan trọng.
2. Trong một thị trường uptrend, CP hàng đầu hay CP tốt cũng có thể giảm 30-50%.
Biển Đông tạo ra những phiên giảm điểm chưa từng có trong lịch sử TTCK VN. Chỉ trong hơn 1 tuần vốn hóa của TT giảm 5 tỷ $. Trong đó những cổ phiếu tốt nhất, ổn định nhất như VNM cũng có những phiên dư bán sàn khối lượng lớn.
Giá dầu giảm 50% trong vài tháng cuối năm cũng là một Black Swan thứ hai. Đầu 2014, tất cả các dự báo của các analyst hàng đầu thế giới đều dự báo giá dầu cuối 2014 ở quanh 90-110$. Chỉ có duy nhất analyst của Citibank mạnh dạn đưa ra dự báo 75$/thùng dầu vào cuối 2014. Được trang bị tận răng với đủ thống kê, mô hình, kinh nghiệm, ngay cả người giỏi nhất cũng đoán sai giá dầu tới hơn 30%!
Biển Đông và giá dầu giảm chỉ là hai ví dụ cho thấy thế giới đầu tư rất phức tạp và hầu như mỗi năm đều xuất hiện những Black Swan vượt ngoài tầm dự báo của chúng ta. Quan trọng là ta sẽ chuẩn bị cho những tình huống ấy như thế nào.
3. Giống như rượu hay ma túy, margin là chất gây nghiện và margin liều cao là thuốc độc.
Vào khoảng cuối tháng 10, một số bạn trẻ có kể với tôi thành tích đầu tư x3, x5 tài khoản chỉ sau vài tháng, tất nhiên là với một quy mô nhỏ. Tài khoản hầu như luôn trong trạng thái full margin 3-7 vào các CP nóng nhất. Từ kinh nghiệm bản thân giai đoạn 2009-2010, tôi nói rằng thành tích ấy chỉ cho thấy các bạn còn quá ít kinh nghiệm trên TTCK. Dù có gật gù đồng ý khi nghe về rủi ro, một vài phiên sau tài khoản của các bạn lại full margin 3-7. Sau đó chỉ vài tuần, các tài khoản này lần lượt bốc hơi cùng các đợt call margin. Các bạn trẻ đã rơi vào cái bẫy sợ mất cơ hội hơn sợ mất tiền mà đúng ra ta nên nghĩ và làm ngược lại.
CK Việt Nam là một thị trường chưa phát triển và đầy biến động. Nếu tài khoản thường xuyên ở trạng thái margin 3-7, ta có nguy cơ cháy tài khoản 2 lần/năm; ở tỷ lệ 1-1 mỗi năm CTCK sẽ call bạn 1 lần.
Điều tệ hại tiếp theo với margin cao không chỉ ở khả năng bị call mà còn ở việc ta hoàn toàn bất lực nhìn các cơ hội tuyệt vời nhất trôi qua mà ko còn khả năng mua. Sau đó là giai đoạn chấn thương tâm lý kéo dài dẫn tới mất khả năng ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Có người học được bài học từ khủng hoảng và làm lại từ đầu, có người mất hết tài sản, nguyền rủa sòng bạc CK, hận UBCK,... và rời bỏ thị trường vĩnh viễn. Trong lịch sử TTCK Việt Nam cũng như thế giới, tôi chưa từng thấy ai có thể làm nên tài sản lớn mà thường xuyên chấp nhận tài khoản của mình có khả năng cháy, dù với xác suất nhỏ nhất.
Tất nhiên ta luôn chắc mẩm chỉ full margin khi có deal tốt và điểm vào an toàn. Nhưng bản chất TTCK là bất ổn và ở càng lâu trong thị trường, ta sẽ càng bớt ảo tưởng về khả năng dự đoán của mình. Mặt khác giống như ma túy, margin là thứ gây nghiện. Khi đã được thử cảm giác hưng phấn cực độ do margin mang lại, bạn sẽ rất bứt rứt khó chịu khi CP tăng mà tài khoản chưa full margin. Và từ đó, để có cảm giác thỏa mãn và hưng phấn như ban đầu ta luôn phải dùng margin liều cao hơn nữa. Kết cục cuối cùng luôn là tổn thất lớn, cháy tài khoản.
Margin liều cao về lâu dài rất có hại cho tài khoản và hiệu quả đầu tư, nói rộng ra nó ảnh hưởng tới cả tính cách và cuộc sống của bạn. Lời khuyên với những nhà đầu tư/đầu cơ mới tham gia TTCK, không nên dùng margin trong 3 năm đầu nếu bạn muốn tồn tại. Điều này đơn giản như việc bố mẹ cấm ta uống rượu hút thuốc trước tuổi vị thành niên (hầu như ta đều vi phạm).
4. Đừng tiếc những gì không thuộc về mình.
Có người bạn gửi tôi một thống kê thú vị hồi cuối 2013. Nôm na là ở thị trường Mỹ trong năm đó, nếu bạn luôn mua được các cp tăng mạnh nhất trong tuần thì tới cuối năm tài khoản của bạn sẽ tăng hơn 10.000 lần. Tương tự như vậy, một bạn đã làm một thống kê vui ở F319 dưới topic: "Từ 10tr kiếm 50 tỷ trong năm 2014" .
Đây chính là vẻ đẹp ma mị của TTCK, là ước mơ của mọi nhà đầu tư, đầu cơ với câu châm ngôn bất hủ "Chỉ cần chọn đúng CP, bạn vẫn sẽ ăn lồi mồm"! Đọc những câu chuyện này có thể tạo nhiều hứng khởi, nhưng câu chuyện thật hơn và ít được kể hơn trong suốt 10 năm qua ở TTCK Việt Nam lại là: "Tôi đã biến 5 tỷ thành 10 triệu như thế nào".
Tất nhiên đó chỉ là chuyện vui. Kiếm tiền không bao giờ dễ, đặc biệt là kiếm tiền từ cổ phiếu.
Tôi thường xuyên được nghe bạn bè ca thán việc lỡ bán sớm cổ phiếu đang tăng giá, mua hụt các cổ phiếu tăng trần, hay ko bán sau đó CP rớt mạnh... Nếu đã không thể lý giải việc CP tăng giảm để có hành động mua bán phù hợp, thì việc tiếc nuối những điều như vậy có khác gì ta tiếc con đề về 69 trong khi đã đặt tiền vào cửa 96.
Chỉ từ hiểu biết sâu sắc, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng mới giúp ta có quyết định đúng với tiêu chí căn bản của đầu tư "rủi ro thấp lợi nhuận cao". Những hành động mua bán vội vã khác dựa trên bảo kê, nghe đồn, tin nội gián, chart đẹp... đều chỉ mang tính cờ bạc may rủi. Hiểu biết của mỗi cá nhân là hữu hạn, vì thế số cơ hội thuộc về bạn cũng hữu hạn trong vòng tròn năng lực ấy. Biết hài lòng và tập trung kiếm tìm lợi nhuận trong khả năng của mình mới mang lại kết quả bền vững.
Trong một năm tích cực, index chỉ tăng đâu đó 10-20%. Doanh nghiệp bình quân cũng chỉ đạt LN 15% trên vốn. Gửi NH được 6-7%/năm. Các huyền thoại đầu tư cũng chỉ đạt bình quân các năm 20-30%/năm. Về lâu dài, đó chính là mốc ta cần phấn đấu để đạt được. Vì vậy, sau giai đoạn tài khoản tăng mạnh, hãy nghĩ về khả năng bị lỗ lớn vì LN của ta rồi sẽ quay về lại mốc bình quân.
Tỷ phú và cũng là trader tài ba Paul Tudor Jones đã nói: "Đừng bao giờ tin rằng mình siêu việt, vì chính lúc đó thị trường sẽ giết chết bạn".
Đầu tư cũng như cuộc sống, biết đủ mới là hạnh phúc!
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Các bước đầu tư theo CANSLIM

Bước 1. Xác định mức chịu đựng lỗ tối đa 7-8%:
Có lẽ bạn sẽ biết được tầm quan trọng của nguyên tắc này khi đã trải qua thời kỳ khủng hoảng 2008, nhiều người đã không biết bảo vệ tiền của mình đã phải chịu những khoảng thua lỗ lớn, đặc biệt mất trắng tài khoản khi sử dụng margin (đòn bẫy tài chính). Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn có 2 việc phải làm sau đây:

Một là bạn nhảy vào thị trường mà không có kế hoạch nào bảo vệ vốn của mình, không có giới hạn nào cho việc thua lỗ.
Hai là bạn nhận thức được rằng, không ai hoàn hảo, không ai chính xác trong mọi trường hợp đầu tư, vì thế bạn chấp nhận sai lầm của mình và giới bạn lại mức thua lỗ của mình.
Chắc có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng cách hai là phương pháp an toàn hơn cho bạn, là phương pháp mà mình nên theo. Thật sự, rất nhiều người biết về phương pháp đơn giản này, nhưng lại có rất ít người tuân thủ theo. Tại sao lại như thế?

Thứ nhất, họ không hiểu về việc thị trường hoạt động ra sao, chính vì thế họ không có kế hoạch bảo vệ vốn của mình.
Thứ hai, họ bị chi phối bởi cảm xúc của mình, họ rất ít khi chịu thừa nhận sai làm của mình, do đó họ không cắt lỗ nhanh chóng mà hy vọng nó sẽ phục hồi lại. Đây là một sai lầm lớn, chính sự hy vọng không căn cứ sẽ tạo tiền đề cho thua lỗ lớn.

Một nghịch lý thực tế là: Khi bạn cảm thấy khó bán ra khi thua lỗ nhỏ, bạn sẽ càng cảm thấy khó bán ra hơn nữa khi thua lỗ lớn hơn. Nhìn vào đồ thị sau đây, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của phương pháp này:
Nếu bạn cắt lỗ 8% bạn chỉ cần đạt lại 9% là có thể hòa vốn ban đầu, nhưng nếu bạn thua lỗ đến 75% thì bạn cần phải đạt lại 300% mới hòa vốn. Nếu như thế bạn đã tự đào lỗ chôn mình bởi vì rất khó có thể chọn được cổ phiếu tăng được 300%.

Vậy nếu tôi là người đầu tư dài hạn, nắm giữ lâu dài thì sao?
Nói về nắm giữ lâu dài, bạn cần phải hiểu rõ vấn đề này, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Trừ khi bạn là nhà đầu tư giá trị, hiểu rõ giá trị thực của công ty thì việc  giảm mạnh là không nguy hiểm mà còn tăng thêm cơ hội mua vào giá rẻ hơn. Nhưng thực tế bạn phải hiểu rằng, ngoài các đầu tư tổ chức, rất ít nhà đầu tư cá nhân thành công với phương pháp đầu tư giá trị, bởi họ không hiểu biết rõ ràng vềcái họ đang mua vào.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, bạn cần biết 2 sự thật sau:

Khi những chứng khoán dẫn đầu lên đến đỉnh tăng trưởng, chúng sẽ giảm rất mạnh sau đó. Trong những chứng khoán giảm mạnh đó, có rất ít chứng khoán có thể hồi phục lại mạnh mẽ trong thị trường lên tiếp theo. Vì thế, nếu bạn mua và giữ những chứng khoán thua lỗ này bạn có nhiều nguy cơ không bao giờ hòa được vốn, nhiều công ty trong đó phá sản, hoặc nếu có thể hòa vốn được thì phải cần thời gian rất lâu sau đó.

Đừng quên chi phí cơ hội?
Khi chiến lược của bạn là mua và giữ, bạn không chỉ phải nghĩ đến thua lỗ lớn mà còn phải nghĩ đến chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội đơn giản là khi nắm giữ một cổ phiếu quá lâu không sinh lợi nhuận, bạn sẽ mất đi cơ hội mua cổ phiếu tốt hơn.
Vậy làm thế nào để áp dụng quy tắc này?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần bán ngay lập tức khi cổ phiếu rớt 7-8% so với giá bạn mua, bạn không cần phải chờ đời điều gì nữa, không nên hy vọng, không đặt câu hỏi, không phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, chỉ làm một việc duy nhất là bán ra. Ví dụ: khi bạn mua cổ phiếu giá 20.000đ, và nó giảm xuống còn 18.400, hãy bán ra nó ngay.

Có thể bạn sẽ nghĩ, quy tắc này hơi cứng nhắc, không cân nhắc tình huống hiện tại. Đúng, chính xác là thế nhưng chính điều đó lại bảo vệ tiền của bạn trong dài hạn. Hãy nghĩ về điều này: liệu bạn có biết chính xác nhà mình sẽ xảy ra hỏa hoạn khi mua bảo hiểm nhà không? Không, bạn không thể biết chính xác, bạn mua bảo hiểm
chỉ để bảo vệ chính bạn và gia đình của bạn. Ở đây, 7-8% là chi phí bảo hiểm cho danh mục của bạn.

Bước 2. Chỉ mua CP khi TT chung đi lên?

Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng xác định xu hướng thị trường không phải:

Mua ở điểm đáy thị trường
Bán ở điểm cao nhất thị trường
Dự đoán xu hướng thị trường trong 3, 6, 12,… tháng kế tiếp.
Vì vậy, đây không phải là việc bạn dự đoán tương lai thế nào, chỉ đơn giản là biết chính xác thị trường hiện tại thế nào, bí mật ở đây chính là từ “hiện tại”, bạn có thể xác định xu hướng thì trường thông qua hành động hiện tại của các nhà đầu tư tổ chức lớn:

Có phải họ đang tiếp tục mua tích lũy vào để đẩy chỉ số thị trường lên cao không?
Hay họ đang bán dần cổ phiếu ra, điều này sẽ làm cho thị trường có xu hướng giảm?

Xu hướng thị trường chung là gì?
Thị trường chung ở đây được thể hiện qua các chỉ số đại diện cho toàn thị trường, các chỉ số này đo lường sự mạnh yếu của các hoạt động giao dịch trong ngày và đây cũng là chỉ số thông báo sớm nhất sự bùng nổ của thị trường hay dấu hiệu xuất hiện đỉnh tăng trưởng. Hiện tại, ở Việt Nam bao gồm 2 chỉ số chính:

VN-Index: thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM.
Hnx-Index : Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.
Tại sao phải xác định xu hướng thị trường chung trước khi mua cổ phiếu?

Lý do rất đơn giản, cổ phiếu bạn mua dù thỏa mãn các tiêu chí bạn chọn nhưng nếu bạn mua thời điểm thị trường đi xuống thì 75% cổ phiếu của bạn sẽ đi theo xu hướng thị trường. Có một sự thật bạn cần phải nhớ: ¾ cổ phiếu sẽ đi theo xu hướng thị trường chung, kể cả đi lên và đi xuống.
Vì thế:

Nếu bạn mua cổ phiếu trong thị trường đi lên, bạn có 75% là đúng.
Nếu bạn mua cổ phiếu trong thị trường đi xuống, bạn có 75% là sai.
Tóm lại, nếu bạn mua trong thị trường xuống, không phải mọi cổ phiếu bạn mua sẽ giảm, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng xấu tới danh mục đầu tư của bạn.

Vậy bạn phải làm gì khi thị trường đi xuống?

Bạn cần phải bán ra các cổ phiếu của bạn và chờ đợi thị trường đi lên để bắt đầu thời điểm mua mới. Nên nhớ, bạn đứng ngoài thị trường, không mua bán nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến thị trường, bạn phải theo dõi hàng ngày để có thể xác định thời điểm thị trường đi lên trở lại và những cổ phiếu đang có xu hướng tích lũy.

Hãy nghĩ thời điểm thị trường đi xuống giống như thời điểm nghỉ ngơi khi kết thúc mùa bóng đá, nếu bạn muốn chiến thắng trong mùa sắp tới, bạn không phải đá trong thời điểm nghỉ ngơi này nhưng bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa giải sắp tới, đều này cũng giống như trong đầu tư vậy.

Cách xác định xu hướng thị trường
Theo CANSLIM:
“Ngày lấy đà”: báo hiệu xu hướng thị trường lên đang bắt đầu.
“Ngày phân phối”: cho biết thị trường đang yếu dần, có nguy cơ đảo chiều đi xuống.

Hiển nhiên, khi bắt đầu sử dụng bạn sẽ thấy hơi chút khó khăn, bạn cần có thời gian học hỏi và ứng dụng, đặc biệt khi bạn ứng dụng vào thị trường Việt Nam cần phải linh hoạt vì chúng ta chưa cho bán khống, còn có biên độ giao động và thời gian chờ về T+3.
Theo mình, cách đơn giản có thể lấy đường MA50 hoặc mây kumo để xác định.

Bước 3. Chọn cổ phiếu PTCB tốt

Phân tích cơ bản có quan trọng, và phân tích như thế nào?

PTCB rất quan trọng, chúng ta không thể về đích tốt, và đủ niềm tin với một cổ phiếu (chú ngựa) yếu. Do vậy, chúng ta cần chọn những cổ phiếu PTCB rất rất tốt.

PTCB ở đây là Phân tích lịch sử, phân tích hiện tại, để đủ niềm tin cho tương lai. Chúng ta không thể thấy công ty có dự án XYZ, có kế hoạch sản phẩm ABC để lấy đó làm cơ sở. Tuyệt đối chỉ nhìn vào hiện tại, nhìn vào thành quả và tăng trưởng của họ từ 3-5 năm gần đây để đánh giá.

Đầu tư tăng trưởng hay đầu tư giá trị?

Đầu tư tăng trưởng là những nhà đầu tư tìm kiếm những công ty tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, những công ty này thường có chỉ số P/E cao bởi sự tăng trưởng mạnh lợi nhuận thường trên trung bình. Hiểu cách đơn giản hơn, bạn tìm mua những cổ phiếu giá cao và kỳ vọng bán giá cao hơn do sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận trong tương lai, gọi tắt là “mua cao bán cao hơn” Mặt khác, những nhà đầu tư giá trị lại tìm kiếm những cổ phiếu tốt nhưng được định giá thấp bởi vì một sự kiện nào đó (chỉ là tạm thời, không ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận lâu dài công ty), sau đó mua và chờ đợi thị trường nhận ra được giá trị của công ty. Hiểu cách đơn giản, bạn mua khi cổ phiếu định giá thấp và bán ra khi cổ phiếu cao hơn giá trị công ty, gọi tắt là “mua thấp bán cao”

Vậy chiến lược đầu tư nào là tốt nhất?

Thật sự là không có chiến lược đầu tư nào là tốt nhất cho mọi nhà đầu tư, chỉ có chiến lược phù hợp với từng người, mỗi chiến lược có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân, không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên học cách đầu tư tăng trưởng bởi vì rất ít nhà đầu tư cá nhân có kết quả tốt với đầu tư giá trị, đa số không hiểu biết rõ về công ty mà mình đang mua vì thế việc định giá công ty không chính xác, nếu định giá chính xác cũng thường không có kiên nhẫn để chờ đợi cổ phiếu trở về giá trị thật.

Trong bài viết này, mục tiêu của chúng tôi là hướng dẫn bạn học cách đầu tư tăng trưởng, đặc biệt dành cho các nhà đầu tư cá nhân. Giới thiệu 2 nguyên tắc cơ bản trong việc chọn lựa cổ phiếu:

Tăng trưởng mạnh về lợi nhuận (EPS).
Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn, tổ chức.
1. Tăng trưởng mạnh về lợi nhuận (EPS) – nguyên tắc quan trọng nhất khi lựa chọn cổ phiếu theo chiến lược đầu tư tăng trưởng.
Trước tiên, bạn cần phải hiểu vì sao giá cổ phiếu lại tăng cao, giá tăng hiển nhiên phải có nhiều người mua hơn   người bán và giá tăng mạnh nghĩa là phải có lực mua rất mạnh để đẩy cổ phiếu đi xa. Lực mua mạnh này chỉ có thể đến từ các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư lớn, vậy tiêu chí số 1 nào khi lựa chọn cổ phiếu thu hút các nhà đầu tư lớn này – đó chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận (EPS).

Vậy cái gì khiến các cổ phiếu này có sự tăng trưởng mạnh mẽ về EPS, kết quả này thường là một trong các yếu tố sau:

Có sự thay đổi mạnh mẽ về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thay đổi nhà quản lý
Thay đổi lớn trong xu hướng ngành.
Không phải tất cả các cổ phiếu có đặc điểm trên khi bạn mua sẽ tăng mạnh nhưng những cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí trên sẽ có nhiều cơ hội trở thành cổ phiếu tăng mạnh trong thị trường giá lên tiếp theo. Nếu bạn có thể mua được một trong các cổ phiếu này trên thị trường giá lên tiếp theo nó sẽ tác động rất tích cực đến danh mục đầu tư của bạn.

Các chỉ số cơ bản ban đầu:

Chỉ số ngắn hạn:

Tăng trưởng EPS các quý hiện tại ít nhất 25% so với các quý năm trước (ví dụ: so sánh Q4/2012 với Q4/2011).
Tăng trưởng Doanh thu các quý hiện tại ít nhất 25% so với các quý năm trước.
Chỉ số dài hạn:

Tăng trưởng EPS hàng năm ít nhất 25% trong 3 năm gần nhất.
Tăng trưởng doanh thu hàng năm ít nhất 25% trong 3 năm gần nhất.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ít nhất 15-20%, càng cao càng tốt.
Chỉ số ngắn hạn cho bạn biết tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu, còn chỉ số dài hạn cho thấy nền tảng cơ bản của công ty, chỉ số dài hạn quyết định sự tăng trưởng ngắn hạn có bền vững không. Sự kết hợp cả hai chỉ số ngắn hạn và dài hạn sẽ cho ra một cổ phiếu nhiều tiềm  năng tăng mạnh.

2.Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn, tổ chức:

Để cổ phiếu có thể tăng 20% hay tăng gấp đôi, gấp ba thì cần phải có một lực mua rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn, hàng triệu cổ phiếu – lực mua này hiển nhiên không thể đến từ các nhà đầu tư cá nhân được, nó biểu hiện cho sức mua mạnh của các nhà đầu tư tổ chức lớn.

Vì thế, nếu bạn muốn tìm những cổ phiếu có tiềm năng tăng mạnh trong tương lai, bạn cần phải quan tâm đến lực mua của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bạn nên nhớ điều này: không phải tất cả cổ phiếu được các nhà đầu tư lớn mua vào là sẽ tăng mạnh, nhưng cổ phiếu sẽ không thể tăng bền vững nếu không có lực mua vào
của các nhà đầu tư lớn này.

Ngược lại, hãy để ý đến lực bán ra của các nhà đầu tư lớn này, việc này sẽ tác động tiêu cực tới cổ phiếu trong ngắn hạn, vì thế bạn nên đứng ngoài và chờ đợi những nhà đầu tư tổ chức lớn này mua lại. Việc bạn mua khi các nhà đầu tư lớn bán ra giống như bạn đang cố gắng bơi ngược dòng nước vậy, điều này sẽ tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư của bạn.

Hiển nhiên, các nhà đầu tư lớn sẽ biết lực mua bán của mình sẽ tác động mạnh mẽ tới giá cổ phiếu nên họ thường che giấu hành động của mình. Nhưng trên thực tếthường khó che giấu bởi vì sự to lớn của chính mình.

Cách tốt nhất để có thể thấy được lực mua bán của nhà đầu tư lớn là sử dụng đồ thị, chúng sẽ cho bạn biết hành động của nhà đầu tư lớn:

Có phải họ đang mua tích lũy cổ phiếu không?
Hay họ đang bán dần cổ phiếu ra thị trường?
Hay họ đang giữ chặt cổ phiếu của mình.
Khi sử dụng đồ thị, bạn không cần phải biết quá nhiều thứ như trường phái phân tích kỹ thuật, đơn giản bạn chỉ cần biết giá và khối lượng, sự kết hợp giữa 2 yếu tốnày đủ để bạn biết câu chuyện đằng sau biểu đồ kỹ thuật.

Nói về khối lượng, bạn cần phải chú ý đến khối lượng bất thường trong giao dịch hàng ngày, khối lượng bất thường chính là lực mua bán của các nhà đầu tư lớn, để biết chính xác có bất thường hay không bạn so sánh với khối lượng trung bình các ngày trước. Ví dụ, cổ phiếu giao dịch trung bình ngày 200.000 cp, hôm nay giao dịch tăng mạnh lên 500.000 cp, đó là khối lượng bất thường; còn nếu trung bình ngày giao dịch 2.000.000 cp, hôm nay tăng lên 2.200.000 cp thì khối lượng này vẫn bình thường dù giao dịch rất lớn.

Có 4 trường hợp bạn cần chú ý khi nói về khối lượng lớn bất thường và câu chuyện phía sau nó là các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư lớn khác đang làm:

Giá tăng với khối lượng bất thường lớn: cho thấy các nhà đầu tư tổ chức lớn đang tích lũy mua vào.
Giá giảm với khối lượng bất thường lớn: cho thấy các nhà đầu tư tổ chức lớn đang bán dần cổ phiếu ra thị trường.
Giá tăng với khối lượng nhỏ: cho thấy nhà đầu tư lớn không hào hứng với cổ phiếu, đây là tín hiệu cho thấy cổ phiếu nhiều khả năng sẽ giảm.
Giá giảm với khối lượng nhỏ: cho thấy nhà đầu tư lớn đang giữ chặt cổ phiếu, không bán cổ phiếu ra.

Giá cổ phiếu trên 15.000đ?

Đối với nhà đầu tư cá nhân mới trên thị trường, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn cổ phiếu trên 15.000đ bởi vì những cổ phiếu giá tốt thường có giá cao hơn, bạn khó có thể mua cổ phiếu tốt với giá rẻ được (nếu có nhà đầu tư cá nhân cũng rất khó thấy được giá trị thật của cổ phiếu khi mua giá rẻ).

Bản chất của con người là thế, có xu hướng theo đuổi những cổ phiếu giá thấp (thường dưới 10.000đ) bởi vì nghĩ chúng có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh. Nhưng bạn hãy nghĩ đến lý dó vì sao nó lại có giá như thế:

Tăng trưởng lợi nhuận thấp.
Doanh thu không triển vọng
Thiếu các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn.
Bởi vì thế, nó khó có thể hấp dẫn của các nhà đầu tư tổ chức lớn, nhân tố quan trọng để giúp cổ phiếu tăng trưởng bền vững.
Bạn cũng đừng sợ khi mua cổ phiếu giá cao, hãy tập trung vào các tiêu chí chọn lựa cổ phiếu của mình, nếu thỏa mãn hãy mua vào.

Khối lượng trung bình giao dịch ngày trên 30.000 cp.

30.000 cp là con số tương đối, nó có thể thay đổi theo từng thời điểm, điều bạn cần nhớ là tránh những cổ phiếu có thanh khoản thấp, lý do rất đơn giản là những nhà đầu tư tổ chức lớn tránh nó thì bạn cũng nên tránh nó, thêm lý do nữa là những có phiếu thanh khoản thấp biến động rất mạnh.

Những nhà đầu tư lớn thường thiết lập trạng thái mua bán cổ phiếu của mình hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu cổ phiếu vì thế rất khó có thể mua bán cổ phiếu khi thanh khoản của nó quá thấp, nếu bán ra giá cổ phiếu sẽ giảm rất mạnh, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận hoặc tăng thua lỗ.

Tóm lại, nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân hãy tập trung vào những cổ phiếu có thanh khoản cao, ít nhất cũng trên 30.000 cp, cao hơn thì tốt hơn nữa.

Bước 4. Thời điểm mua cổ phiếu:
Tại sao nên sử dụng đồ thị (chart)?

Trong chương trước, chúng ta đã biết được tầm quan trọng của các nhà đầu tư tổ chức lớn, họ sẽ quyết định xu hướng cổ phiếu của bạn. Vậy bằng cách nào có thể thấy được cái họ đang làm, mua hay bán ra – hãy sử dụng đồ thị.

Khi lần đầu nhìn vào đồ thị, bạn có thể thấy điều này quá phức tạp, nhiều chỉ báo kỹ thuật nhưng bạn chỉ cần nhớ 1 điều đơn giản: đồ thị báo cho bạn biết câu chuyện – đó là bức tranh ẩn đằng sau cổ phiếu của bạn:

Các nhà đầu tư lớn đang mua vào hay bán ra?
Mặc dù giá hiện tại đang giảm nhưng các nhà đầu tư lớn có hỗ trợ mạnh và mua vào thêm nhiều không?
Các nhà đầu tư lớn phản ứng với thông tin mới như thế nào?
Khi hiểu được câu chuyện đằng sau đồ thị, bạn sẽ biết được thời điểm mua bán cổ phiếu hợp lý.

Căn bản đồ thị:

Khi sử dụng đồ thị, bạn không cần phải biết các chỉ số kỹ thuật quá phức tạp, bạn chỉ cần biết 2 yếu tố quan trọng nhất trong phân tích đồ thị là giá và khối lượng:

Giá: 1 nến là giao động giá trong 1 ngày.
Khối lượng: tổng khối lượng mua bán đã khớp trong ngày.
Nên sử dụng đồ thị ngày hay đồ thị tuần?

Câu trả lời là cả hai.

Đồ thị tuần: sẽ cho bạn biết xu hướng dài hạn cổ phiếu của bạn.
Đồ thị ngày: thông báo điểm mua đặc biệt và tín hiệu nguy hiểm sớm.


Bước 5. Thời điểm bán cổ phiếu:
Sai lầm thường thấy nhất khi bạn mới vào thị trường chứng khoán là quá nghĩ đến việc nên chọn cổ phiếu nào để mua mà không suy nghĩ về thời điểm bán ra. Bạn thường nghiên cứu nhiều về cổ phiếu, hỏi các nhà môi giới, phân tích chứng khoán có mã nào tốt không, có tin tức gì mới không nhưng khi có chuyện tiêu cực xảy ra bạn không biết phản ứng thế nào cả. Điều này giống như việc bạn đi học lái xe, khi bạn ra đường lái xe mới nhớ ra mình chưa học kỹ năng dừng xe, bạn cứ chạy, chạy và chạy mà không biết nên dừng lại thế nào.

Đừng nghĩ việc bán cổ phiếu là một việc tiêu cực, đó là một phần trong công việc đầu tư của bạn. Hãy nghĩ đến việc học bán cổ phiếu giống nhưcái thắng trong chiếc xe của bạn:

Thắng xe lại để tránh tai nạn – bảo vệ tiền của bạn.
Thắng xe lại khi tới mục tiêu – chuyển lợi nhuận thành tiền mặt.
Những nguyên tắc bán cơ bản:

Ai cũng đều phạm sai lầm! Đơn giản hãy cắt lỗ càng ít càng tốt – tối đa 7-8%:

Khi bạn thua lỗ, hãy ném cái tôi của bạn ra xa, cắt lỗ nhanh chóng có thể và di chuyển tới cổ phiếu khác, điều này không những bảo vệ tiền của bạn mà còn bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Bán những cổ phiếu thua lỗ đầu tiên:

Hãy nghĩ đến việc quản lý danh mục đầu tư giống như quản lý đội bóng đá, liệu bạn có bán những cầu thủ tốt và giữ lại những cầu thủ kém không? Không, bạn làm ngược lại, giữ những cầu thủ tốt và bán ra những cầu thủ kém đầu tiên và dùng tiền đó để mua về những cầu thủ tốt hơn.

Trong đầu tư cũng thế, bạn hãy bán những cổ phiếu thua lỗ đầu tiên và dùng tiền bán đó để:

Mua những cổ phiếu mới tốt hơn.
Hoặc mua thêm những cổ phiếu tốt mà bạn đang nắm giữ.

Khi bạn mua cổ phiếu, hãy tập trung vào cơ bản công ty và đồ thị cổ phiếu nhưng khi bán chỉ tập trung chủ yếu vào đồ thị cổ phiếu.

Thông thường, những nhà đầu tư tổ chức lớn có những nghiên cứu chuyên sâu vềcổ phiếu và có mối quan hệ mật thiết với bộ máy quản lý công ty nên họ thường thấy trước các vấn đề của công ty. Nhưng nhược điểm của họ là quy mô đầu tư quá lớn nên khó bán ra khi mọi người đều biết thông tin xấu. Vì vậy, họ thường bán cổ phiếu ra khi thông tin cơ bản còn tốt, điều này dẫn đến hệ quả tín hiệu báo nguy hiểm trên đồ thị sẽ xuất hiện trước khi các yếu tố cơ bản công ty xấu đi.

Nếu có tín hiệu xấu trên đồ thị, bạn có thể không biết tại sao các nhà đầu tư lớn bán ra khi lợi nhuận vẫn tốt, hãy bảo vệ tiền của bạn trước khi tìm hiểu lý do tại sao, công ty của bạn mua có thể vẫn tốt nhưng hiện tại nó không phải là cổ phiếu tốt.

Tóm lại, khi bán cổ phiếu bạn nên tập trung vào đồ thị hơn là các yếu tố cơ bản công ty. Nếu các nhà đầu tư lớn đang bán ra mà bạn vẫn giữ cổ phiếu là bạn đang chơi trò chơi của người thua cuộc.


BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ

1. Tâm lý:
– Nếu bạn nhắm mắt vào mua 1 mã chứng khoán bất kỳ, thì bạn có 50% cơ hội thua, 50% cơ hội thắng (lên, hoặc xuống, không tính Thuế, và phí môi giới). Vậy tại sao 90% NĐT lại thua trên TTCK, đó có phải vấn đề tâm lý không?
– Chứng khoán gần với cờ bạc, nên cần phải cách ly tâm lý, không hiếu thắng, không tham lam, không sợ hãi, không hy vọng.
– Chơi chứng khoán giống như Vịnh Xuân, cần bình tĩnh, tĩnh tại, cứ kệ thị trường trôi, nếu gặp vào đúng cơ hội thì cần phản ứng nhanh, dứt khoát, mạnh mẽ. Không buồn, vui, tâm lý chờ đợi, mong ngóng thị trường.
– Chứng khoán giống như đi săn: Nên chỉ săn vào đúng mùa vụ, thời gian, không gian đẹp, trong thời gian ngắn.
– Chứng khoán giống như đi hái hoa: Chỉ nên hái vào mua xuân (mua có nhiều hoa), nhìn dấu hiệu của khu vực, và đi theo dấu chân của người trong hoa.
– Không xem biểu đồ giá liên tục, vì sẽ bị dẫn “ma đạo”, với lại khi nhìn hẹp, thì sẽ không thể nhìn rộng ra được.
– Chứng khoán giống như bắt bóng, càng đuổi nó càng chạy, lúc mua thường bị cao, lúc bán thì thường bị thấp. Nên cách tốt nhất là có phương pháp, kỹ thuật, dùng nghệ thuật để chế ngự.
– Lấy vô chiêu thắng hữu chiêu, lấy đơn giản chế ngự phức tạp.
– Cần kiên nhẫn giữ tiền, và kìm hãm mua bán lung tung, gặp cơ hội (Thị trường, ngành, điểm mua, thì ra tay kiên quyết).
– Cần kiểm soát tâm lý tốt, cách thức sử dụng tiền và quản lý tiền hiệu quả, vì đồng tiền kiếm được quá dễ dàng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
2. Khẩu quyết:
– Mua chứng khoán khi thị trường chung đang lên, chứng khoán cơ bản tốt, và bắt đầu ngoi lên nền mới có vol hỗ trợ.
– Theo dõi bán bằng các mức giá cắt lỗ, mức giá thanh lý đưa ra từ buổi sáng sớm, để tránh bị dao động.

Bài chia sẻ về tư duy chiến thắng đầu tư chứng khoán:

Tôi có join vào các group đầu tư chứng khoán, và tôi thấy hầu hết các bạn chỉ thích xem đầu đó một lời chỉ dẫn mua mã nào, bán mã nào? Các bạn có vẻ như thích như thứ rõ ràng, nhưng mờ tịt về cơ sở lý luận, tôi không biết các bạn có tin không, có mua không, và mua có nhiều không?

Vậy thì các bạn kỳ vọng gì ở những thông tin đó? Các bạn có đánh lô, đề không, nhưng tôi chắc phương pháp tiếp cận đó với chứng khoán không khác gì đánh lô, đánh đề.

Các bạn muốn mua bán chứng khoán để mua vui, để kỳ vọng 1 điều gì đó bất ngờ, may mắn sảy ra, không biết các bạn có gặp chưa, nhưng tôi thì chắc chưa bao giờ gặp điều đó cả.

Người ta cần học Đại học 4,5,6,7 năm mới ra nghề, hoặc tối thiểu Trung cấp 2 năm, mới cho người đó mức thu nhập mức 5 -8 triệu/ tháng. Do vậy, chứng khoán cũng vậy, chúng ta muốn kiếm tiền được với nó, chúng ta cần xây dựng một tư duy: Học tập, hiểu biết, thực hành, và có chiến thuật.

Chứng khoán có giàu được không? Tôi không đi khẳng định điều đó, nhưng tôi chỉ cho bạn thấy có rất nhiều người Đầu tư chứng khoán và có rất nhiều tiền: Warrant Buffet, George Soros, Jesse Livermore, Baruch,… Họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề của họ, mà là sự nghiệp của họ.

Mọi người thường nói chứng khoán giống đánh bạc, mà đặc biệt chứng khoán ở Việt Nam dễ bị thao túng. Tôi nghĩ thị trường nào cũng vậy, ở đâu cũng có thể thao túng, nhưng những mã cổ phiếu thực sự tốt, công ty làm ăn thực sự tốt, thì chắc chắn lửa sẽ thử được vàng, ví dụ: NNC, PTB, CTD, BMP,… đây là những công ty cho đến thời điểm hiện tại có nền tảng kinh doanh tốt, và mức độ tăng trưởng thực sự tốt, nên nó đi lên một cách thực sự rõ dàng.

Các bạn thường tìm kiếm đâu đó một vài bí quyết, một vài bí mật, một vài công cụ phân tích kỹ thuật để rồi lao đầu vào mua, bán, rồi thất bại, rồi “chửi” chứng khoán Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một cách tiếp cận vội vàng, ẩu đả và không thực chất.

Tôi liệt kê một số nhân tố dưới đây, các bạn có thể suy ngẫm, để thấy rằng chúng ta cần hiểu biết thực sự, cần nắm được cái logic, và phi logic của chứng khoán, cần tự xây dựng cho mình những nguyên tắc để mua bán, cần cho mình một hệ thống và một phương pháp luận hợp lý (Tất cả đều rất logic, thuận theo lẽ tự nhiên):

1. Nếu toàn bộ thị trường chứng khoán đi lên, 75% các mã sẽ đi lên theo thị trường => Đừng cố mua khi thị trường đang đi xuống, các bạn có xác suất rất thấp để chiến thắng.
2. Mã có phân tích cơ bản cực tốt, chắc chắn sẽ đi lên, tuy nhiên lưu ý nó sẽ đi theo xu hướng của thị trường chung. Apple, Microsoft nó không chỉ đi lên trong 1,2 năm, mà đi lên mạnh mẽ trong một số năm, trước khi nó nổi tiếng trong nước, và trên thế giới.
3. Đừng tin vào bánh vẽ tương lai của 1 công ty, hãy nhìn vào quá khứ, và đặc biệt hiện tại, 3 năm gần đây nó tăng trưởng thế nào, quý vừa rồi ra sao, chúng ta cần những cổ phiếu đã qua sàng lọc tự nhiên.
4. Phân tích kỹ thuật rất quan trọng tại thời điểm mua, nó cho chúng ta biết khi nào các NĐT lớn cần nó, khi nào “cung sẽ tiết lại, để cầu kéo lên”,….
5. Đứng tin ai chỉ điểm, đừng tin bất cứ công ty nào, nhưng cũng đừng có ác cảm với bất cứ công ty nào.
6. Vận dụng nguyên tắc xác suất thông kê vào trong quản lý mua/ bán; vận dụng nguyên tắc đập bóng vào trong quản lý giữ danh mục; hãy biết cắt lỗ ngay khi thấy mình sai; điều quan trọng nhất là giữ tiền (bảo hiểm), trước khi nghĩ đến kiếm tiền.
7. Kiếm tiền được từ chứng khoán đánh giá mức độ trưởng thành của bạn.
(sưu tầm).

24 bài học giá trị trong giao dịch cổ phiếu từ thiên tài Nicolas Darvas:

1. Không có cổ phiếu tốt hay xấu. Có chỉ là cổ phiếu tăng giá và cổ phiếu sụt giảm giá, và mức giá dựa trên luật cung và cầu của thị trường.
2. “Bạn không bao giờ có lợi nhuận nếu không có người môi giới” là lời khuyên tồi sẽ dẫn đến việc mua bán quá mức và làm giảm lợi nhuận của cổ phiếu đang tăng giá.
3. Tránh việc bán cổ phiếu đang tăng giá và giữ cổ phiếu đang giảm giá .
4. Có một phong cách trên thị trường là theo sau cổ phiếu dẫn dắt. Bạn sẽ tìm thấy thành công bằng cách lựa chọn nghành hoạt động tích cực nhất và nhóm ngành công nghiệp mạnh nhất và mua cổ phiếu dẫn đầu.
5. Sự kết hợp của giá cả và khối lượng tăng lên là chìa khóa để lựa chọn cổ phiếu. Tập trung thời gian của bạn trên các cổ phiếu dẫn dắt mới đang nổi lên với một chu kỳ thị trường mới.
6. Dự đoán tăng trưởng hơn là bản thân sự tăng trưởng dẫn đến lợi nhuận lớn trong cổ phiếu tăng trưởng “Bạn có để tìm ra những gì đám đông muốn và đi cùng với nó. Bạn không thể chống lại đám đông”.
7. Một trong những cách nhanh nhất để mất tiền trên thị trường là để lắng nghe người khác và tất cả cái gọi là ý kiến của các chuyên gia. Để thành công, bạn phải bỏ qua tất cả các ý kiến bên ngoài và các dự đoán. Thực hiện theo chiến lược của riêng bạn!
8. Thiệt hại là học phí ở Phố Wall. Học hỏi từ các thiệt hại đó.
9. Bạn có thể mong là mình sai trong một nửa các quyết định của mình. Mục tiêu của bạn là mất càng ít càng tốt khi bạn là “Tôi không có cái tôi trong thị trường chứng khoán. Nếu tôi phạm một sai lầm, tôi thừa nhận nó ngay lập tức và nhận ra nhanh chóng. Nếu bạn có thể chơi roulette với sự đảm bảo rằng bất cứ khi nào bạn đặt cược $ 100, bạn có thể nhận được với $ 98 , sẽ không gọi tỷ lệ cược là tốt?”.
10. Hầu hết những thất bại lớn của bạn sẽ đến từ ba điều:
1) khi bạn từ bỏ các quy tắc của bạn,

2) bạn trở nên quá tự tin, và

3) giao dịch trong tuyệt vọng khi không thành công.

11. Các nhà đầu cơ tìm kiếm những cơ hội tốt nhất. Để thực sự thành công, bạn phải chờ đợi đúng cơ hội khi nó thể hiện mình và điều này thường có nghĩa là không làm gì trong thời gian dài.
12. Thị trường này hoạt động theo cách của nó do người tham gia hành xử theo cách mà họ làm. Không ai biết họ sẽ làm gì cho đến khi họ thực sự làm điều đó.
13. Nhà đầu tư dài hạn là những con bạc thực sự trên thị trường do hy vọng đời đời của họ là giữ cổ phiếu thua lỗ và mong sẽ tăng giá trở lại.
14. Rất khó khăn để có lợi nhuận ở phía bên Short Sell của thị trường so với bên đầu tư dài hạn. Cơ hội thành công tốt nhất cho bạn là đầu tư trong xu hướng tăng – Up trend hoặc thị trường giá lên Bull market. Hầu hết, không phải tất cả cổ phiếu, sẽ theo xu hướng chung của thị trường Để rèn luyện những cảm xúc của bạn, hãy viết ra những lý do làm cho mỗi lần giao dịch. Khi bạn bị mất tiền hãy viết lại những gì bạn nghĩ góp phần cho sự thua lỗ. Và sau đó nghiên cứu và thiết lập các quy tắc mới để tránh những sai lầm tương tự.
15. Tập trung các kỹ năng giao dịch của bạn. Ở đỉnh cao của sự thành công của mình, Darvas nắm giữ chỉ 5 đến 8 cổ phiếu một lúc mà trái ngược với những ngày trước đó của ông khi ông quá tích cực mua bán và có đến 30 cổ phiếu trong danh mục của mình.
16. Tránh đầu tư vào các cổ phiếu dẫn dắt trên đà giảm. Các mức kháng cự trên cao sẽ kiềm giữ khả năng của xu hướng tăng giá (Uptrend) bởi các nguồn cung từ những nhà đầu tư trước đó không cắt giảm thua lỗ của họ. Theo Darvas, lý do duy nhất cho một cổ phiếu được xem xét là nó đang tăng giá. Nếu điều đó không xảy ra, thi “không có lý do khác đáng xem xét.”
17. Darvas sử dụng “lý thuyết hộp” của mình khi giao dịch: Ông mua khi xuất hiện một hộp mới đang hình thành cao hơn hộp cũ và bán khi xuất hiện xu thế phá vỡ bên dưới hộp hiện tại.
18. Đối với lần mua bán mới, Darvas sử dụng “mua thí điểm” mà về cơ bản là vị trí khởi đầu cho các cổ phiếu ông thích. Chỉ khi các cổ phiếu tiếp tục di chuyển lên giá cao hơn thì ông tăng vị thế mua của mình. Ông đã học được là không bao giờ mua thêm một cổ phiếu đang xuống giá (bắt dao rơi), đó không khác gì hành động tự sát.
19. Ông nghĩ rằng nhiều nhà đầu tư không thành công đã sai lầm khi nhìn vào những cổ phiếu quen thuộc đã mang lại kết quả cho họ trong quá khứ thay vì tập trung vào các cổ phiếu tiếp theo với các yếu tố phù hợp với chu kỳ thị trường mới: “Tôi chỉ ở trong ngành công nghiệp non trẻ, thu nhập có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là sự thu hút của các khoản thu nhập trong tương lai. Những ước mơ của tương lai là những gì kích thích con người, điều này không thực tế”.
20. Sự hoàn hảo không có vai trò quan trọng trong việc giúp cho kinh doanh chứng khoán thành công. Không ai có thể mua ở mức giá thấp nhất tuyệt đối và bán ở mức giá cao nhất. Không nên dành thời gian hay nỗ lực cho mục tiêu đó “Tôi không bao giờ mua một cổ phiếu thấp, bán cao trong cuộc sống của tôi. Tôi hài lòng khi đi cùng xu hướng thị trường”.
21. Chỉ thực hiện giao dịch khi môi trường có lợi cho bạn. Chiến lược của Darvas giúp ông ra khỏi sự nghèo đói và thị trường giá xuống bởi vì ông sẽ không giao dịch cổ phiếu không phù hợp với yêu cầu của mình mà chỉ phù hợp ở thị trường giá lên đang phát triển. Tích cực gia tăng tỷ lệ. Darvas tin rằng nên tích cực tăng vị thế mua khi hệ thống của mình xuất hiện tín hiệu mua mạnh. Trong thực tế, đôi khi 50% vốn của ông đã được dành để mua chỉ một cổ phiếu.
22. Trong khi phương pháp tiếp cận kinh doanh của ông là rất kỹ thuật, sau khi nghiên cứu những người chiến thắng của thị trường, ông hiểu sự liên quan của việc tìm kiếm cổ phiếu có nền tảng tài chính tốt. Cụ thể, Darvas nghĩ rằng thu nhập và dự đoán thu nhập tăng thêm của cổ phiếu trong tương lai là rất quan trọng.
23. Hãy luôn là một kẻ học hỏi thị trường. Darvas đã học bằng cách đọc hơn 200 cuốn sách về các nhà đầu cơ và thị trường chứng khoán và dành nhiều giờ một ngày nghiên cứu thị trường chứng khoán. Trong thực tế, cuốn sách của Gerald Loeb & phương pháp tiếp cận từng là nguồn cảm hứng chính.
24. Không ai có thể hoàn toàn làm chủ thị trường. Sau khi có hàng triệu đô la và những cuốn sách bán chạy nhất, Darvas vẫn học tập và tinh chỉnh hệ thống của mình cho đến khi ông qua đời.

18 quy tắc giao dịch của Richard Rhodes

Nếu hỏi tôi đã học được gì với 17 năm kinh nghiệm giao dịch, tôi sẽ trả lời tôi rút ra một điều là Các phương pháp đơn giản lại hoạt động tốt nhất. Những người phải dựa vào các chỉ số Stochastic phức tạp, Moving averages, thông số Fibonacci…, thường cảm thấy họ có quá nhiều thứ để băn khoăn và họ không thể đưa ra quyết định hợp lý. Khi mà chỉ số kỹ thuật này bảo MUA vào thì chỉ số khác lại cho tín hiệu BÁN ra. Chỉ số khác nữa khuyên đợi chờ trong khi đó chỉ số kia lại bảo mua thêm vào. Nghe như những lời nói không có căn cứ nhưng sự thật là các phương pháp đơn giản lại cho hiệu quả tốt nhất.

1. Quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất là – Trong chu kỳ thị trường tăng, chúng ta phải mua vào. Điều này nghe có vẻ rất hiển nhiên, nhưng có bao nhiêu người trong số chúng ta đã bán ra ngay trong đợt tăng giá đầu tiên của thị trường và cho là thị trường chuyển biến quá xa, quá nhanh. Trước kia tôi đã từng tự nhủ với mình rằng tôi sẽ làm lại điều này vào thời điểm tương tự trong tương lai. Do đó, chúng ta đã không được hưởng lợi nhuận mà đáng lẽ chúng ta được tận hưởng mà lại bị mất đi lợi nhuận khi chúng ta bán ra quá sớm. Trong chu kỳ tăng của thị trường, chúng ta chỉ nên mua vào hoặc đứng ngoài.

2. Mua những mã cho thấy tiềm lực mạnh – bán những mã cho thấy tiềm lực yếu. Mọi người vẫn thường tiếp tục mua vào khi giá đã giảm. Nhà đầu tư chuyên nghiệp mua chỉ vì giá đã hồi phục. Sự khác biệt này nghe có vẻ như không hợp lý nhưng mua những cổ phiếu có tiềm năng luôn tốt. Quy luật để tồn tại không phải nhất thiết là “Mua thấp Bán cao”, mà là “Mua cao hơn và Bán cao hơn”. Thêm vào đó, khi so sánh nhiều cổ phiếu khác nhau trong cùng một nhóm ngành, Mua những cổ phiếu mạnh nhất và bán những cổ phiếu yếu nhất.

3. Khi tham gia vào một giao dịch, nên tham gia vào nếu nó có khả năng là giao dịch lớn nhất của năm. Đừng nên tham gia khi :
+ Chưa suy nghĩ thật kỹ;
+ Chưa có chiến thuật mua thêm vào để tăng giá trị giao dich;
+ Chưa có kế hoạt để thoát trong trường hợp xấu.

4. Trong những phiên điều chỉnh giảm trong xu hướng tăng chính, hãy làm tăng giá trị của giao dịch. Trong chu kỳ tăng của thị trường, mua thêm vào ở các phiên điều chỉnh tại vùng hỗ trợ. Trong chu kỳ giảm của thị trường bán ra tại các phiên điều chỉnh tăng tại vùng kháng cự. Chọn vùng điều chỉnh tương đương với 33-50% của sự biến động trước đó hay tín hiệu moving average thích hợp như là thời điểm để thêm vào.

5. Thật kiên nhẫn. Nếu cơ hội giao dịch bị bỏ lỡ, đợi cho các phiên điều chỉnh xuất hiện trước khi mua vào.

6. Thật kiên nhẫn. Khi đã giao dịch, cho cổ phiếu đó ít thời gian để phát triển và cho chúng thời gian tạo lợi nhuận mà bạn đã đề ra.

7. Thật kiên nhẫn. Châm ngôn xưa có câu “you never go broke taking a profit” là một trong những lời khuyên tốt nhất từng có. Làm ra lợi nhuận dù rất nhỏ là điều chắc chắn nhất mà tránh lỗ, tuy nhiên những nguồn lợi nhỏ sẽ không thể phát triển thành nguồn lợi khổng lồ. Nguồn tiền chính trong giao dịch thường đến từ một hai hay ba giao dịch lớn mỗi năm. Bạn nên hình thành cho mình sự kiên nhẫn về việc hài lòng với các chiến thắng trong giao dịch và để cho chúng có thể phát triển thành các giao dịch như đã nói trên.

8. Thật kiên nhẫn. Một khi đã bắt đầu giao dịch, cho nó thời gian để thể hiện, cho chúng thời gian để cách ly khỏi các dao động nhiễu của giá và cho thời gian để những người khác nhận ra những nguồn lợi nhuận mà bạn đã nhận ra trước họ.

9. Luôn kiên nhẫn, những thua lỗ nhỏ và nhanh luôn là sự thua lỗ tốt nhất. Sự thua lỗ một khoản tiền nhỏ không quan trong bằng sự căng thẳng về tâm lý khi bạn luôn day dứt với những khoản lỗ đã mất.

10. Không bao giờ, trong bất cứ trường hợp nào, mua thêm vào khi bạn đang lỗ, hoặc lấy bình quân danh mục đầu tư. Nếu bạn mua vào thì chỉ mua khi giá mua tiếp theo cao hơn giá mua trước và chỉ bán ra khi giá bán sau thấp hơn giá bán trước.

11. Hay quan tâm nhiều đến những đầu tư sinh lợi, mỗi ngày, hãy kiểm định những khoản đầu tư đang sinh lợi, và có thể mua thêm vào. Loại bỏ những khoản đầu tư không sinh lợi, hoặc sinh lợi ít. Đây là ý nghĩa của câu “let your profits run.”

12. Đừng giao dịch khi cả Phân tích kỹ thuật và Phân tích căn bản thống nhất quan điểm với nhau. Quy luật này làm nhiều nhà phân tích kỹ thuật bị bất ngờ. Tuy nhiên, trên quan điểm của tôi, tôi chỉ tiến hành giao dịch khi cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đồng hành với nhau. Nếu không, tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi

13. Khi bạn bị lỗ một khoản lớn, hãy bán tất cả các cổ phiếu và dừng giao dịch trong vài ngày. Vì khi này, tâm trí của bạn sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự thua lỗ, và xu hướng tìm cách lấy lại tiền bằng mọi giá sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao dịch của bạn, không nên để nó có cơ hội xảy ra.

14. Khi mà chúng ta giao dịch thành công, hãy gia tăng đầu tư vào giao dịch. Chúng ta phải nắm bắt cơ hội khi mà các đầu tư của chúng ta đều đem lại lợi nhuận. Và khi thời cơ đến, chúng ta phải giao dịch nhiều hơn, tích cực hơn.

15. Khi mà chúng ta mua thêm vào, chỉ mua một khối lượng tương đương với 1/2 hay 1/4 khối lượng cp mà bạn đang giữ. Chẳng hạn khi bạn đang có 400 cp, bạn chỉ tối đa mua vào 100 đến 200 cp. Điều này giúp cho cho giá trung bình bạn mua ít hơn khoảng thay đổi của giá, và nó sẽ giúp bạn yên tâm ngay cả khi thị trường điều chỉnh 50% giá trị vừa tăng.

16. Hãy luôn giao dịch đúng với xu hướng thắng lợi của thị trường, không nên tốn thời gian để tìm ra những giao dịch nhỏ đi ngược lại xu hường của thị trường và có khả năng đem lại lợi nhuận. Chúng ta nên nhớ phải giao dịch theo đúng xu hướng đang chiến thắng, và nếu không có xu hướng nào đang chiến thắng, chúng ta nên không giao dịch

17. Thị trường sẽ hình thành vùng đỉnh trong điều kiện giao dịch rất sôi động và sẽ hình thành vùng đáy trong điều kiện giao dịch rất ảm đạm.

18. Thường thì 10% khoảng thời gian cuối cùng của một đợt tăng giá, sẽ làm thay đổi 50% hoặc nhiều hơn giá trị của giao dịch, có nghĩa là 50% tăng giá ban đầu chiếm 90% thời gian của một đợt tăng giá và đồng thời đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm và điều chính. Nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc giao dịch trong..

(Sưu tầm)

Phương pháp tiếp cận đầu tư chứng khoán

1. Tại sao giá chứng khoán lên xuống?
-Do nhu cầu của NĐT, mà đặc biệt là của NĐT lớn về việc sở hữu cổ phiếu?
-Công ty làm ăn tốt/ không tốt
-Tin tức tốt, ko tốt?
-Kỳ vọng của NĐT về công ty?
-Thị trường chung?
-Bị làm giá?
2. Chứng khoán có giống đánh bạc ko?
-CÓ, Vì chỉ việc bấm nút và nhận lợi nhuận, hoặc mất tiền.
-CÓ, vì vẫn có xác suất may rủi.
-CÓ, vì hầu hết mọi người cho rằng nó quá «đơn giản» để mua bán.
-KHÔNG, vì mình có thể nghiên cứu để đưa ra quy luật, và phương pháp mua bán.
3. Đầu cơ, và đầu tư khác gì nhau?
-Đầu cơ: Xem xét, chờ đợi, rồi mua bán ngắn hạn lấy lợi nhuận.
-Đầu tư: Bỏ tiền, chăm chút, chăm sóc, rồi chờ phát triển, rồi thu hoạch
-Mua/ bán chứng khoán: Phù hợp hơn với khái niệm đầu cơ, vì mình đâu có «chăm sóc» gì cho công ty đâu.
4. Nghiên cứu đầu tư chứng khoán theo hướng nào?
-Cần phân tích lịch sử, để tìm ra những quy luật cho riêng mình, rồi tự mình mua bán.
-Mua bán theo tính chất «cơ hội»
-Bỏ lợi nhuận nhỏ, chứ ko mua thêm rủi ro lớn
-Xây dựng cho mình được phương pháp
-Vận dụng các nguyên tắc toán học, kinh tế học vào trong đầu tư
(Sưu tầm)

Các sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán

1. Cương quyết giữ lại cổ phiếu đang lỗ và trung bình giá xuống:
Bạn không muốn chịu lỗ, bạn chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ này càng lớn cho đến khi không còn giá trị nữa. Cho đến nay thì đó là sai lầm hầu hết của các nhà đầu tư mắc phải. Mình luôn cắt lỗ ngay lỗ khi cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%. Bằng cách tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua được thời điểm khó khăn để tiếp tục đầu tư huy động vốn.
Ví dụ mã TSC này, mình mua giá 18.2 mà về 17 phải cắt vội, nếu không cutloss sớm thì giờ đã bay 16 triệu rồi. (1k)
Trung bình giá xuống là ý tưởng tồi nhất là với cổ phiếu vào downtrend. Trung bình giá vào mã TSC chỉ làm bay tiền của bạn nhanh hơn. VD: đã mua 1k TSC 18, giá về 16 lại mua 1k để trung bình giá về 17 (2k) mà giờ giá về vùng 2.6 là mất khoảng 30 triệu rồi.
Và những ai tồn tại vào giai đoạn 2008, 2010, 2011, 2012 sẽ càng thấm nhuần bài học này.

2. Mua cổ phiếu giá thấp thay vì mua cổ phiếu giá cao:
Nhiều người nghĩ rằng nên mua thêm nhiều cổ phiếu với số lượng khoảng 100 hay 1000 cp. Điều này làm cho họ có cảm giác là mua được nhiều cổ phiếu hơn từ số tiền họ có. Họ không mua 30 hoặc 50 cổ phiếu có giá cao hơn, của các công ty hoạt động tốt hơn. Bạn nên mua các cổ phiếu tốt nhất hiện có, chứ không phải đổ xô đi mua các cổ phiếu rẻ nhất.
Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại được khi nhìn thấy các cổ phiếu có giá 4000, 6000đ hoặc 10.000đ hoặc thấp hơn là rất rẻ vì các lý do. Các cổ phiếu này hoặc là hoạt động kém cỏi trong quá khứ hoặc là hiện nay đang xảy ra vấn đề gì đó. Cổ phiếu giống như một loại hàng hóa khác, những cổ phiếu tốt nhất không bao giờ được bán với giá rẻ nhất.
VD: ngày mình mua 1200 cổ VCS (theo giá điều chỉnh hiện tại là 101k) sẽ mua được 20k FLC giá 5.6 cùng thời điểm đó. Sau đó VCS tăng một mạch lên 150k, còn FLC thì giảm 1 mạch về 4.2 (sau đó mới bật lên).

3. Mong muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng:
Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết, chỉ vội vàng học những phương pháp cơ bản nhất hay chỉ nắm được các kỹ năng và nguyên tắc cần thiết sẽ khiến bạn sớm bị thua lỗ. Bạn lao vào mua một cổ phiếu quá nhanh và sau đó chần chừ không chịu bán lỗ khi cổ phiếu đó ngày càng giảm giá. Làm như vậy chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ.

4. Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, các tin đồn:
Những tuyên bố, các sự kiện tin tức, câu chuyện, những gợi ý từ dịch vụ tư vấn hay quan điểm cá nhân mà bạn nghe được từ các chuyên gia về thị trường trên tivi. Nói cách khác là nhiều người quá mạo hiểm đầu tư với số tiền khó nhọc mà họ kiếm được vào cổ phiếu mà một người nào đó nói, thay vì dành thời gian để nghiên cứu học hỏi và nắm chắc các cổ phiếu đó hoạt động như thế nào. Kết quả họ đã thua lỗ rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và gợi ý mà bạn nghe được đơn giản là không đúng.

5. Không sử dụng biểu đồ và lo sợ mua các cổ phiếu đang tăng lên đến mức giá cao mới.
Hơn 98% nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu đang tăng lên một mức giá cao mới dường như quá cao. Thời điểm tốt nhất để mua một cổ phiếu trong thị trường đầu cơ giá lên là khi mua cổ phiếu đó lần đầu tiên tăng giá vượt qua khu vực giá cơ bản ban đầu của thời gian ít nhất 7 hoặc 8 tuần.

6. Vội vàng bán đi các cổ phiếu đang lên giá trong khi giữ lại các cổ phiếu đang giảm giá: 
Nói cách khác là bạn làm ngược lại những gì đáng ra bạn nên làm, bán ngay các cổ phiếu đang giảm giá và giữ lại các cổ phiếu đang tăng giá.

... (Bổ sung sau )

Các nguyên tắc và kinh nghiệm khi đầu tư:
- Đặt ra mức cắt lỗ 7-8% so với giá mua. Không ai dám chắc chắn 100% cổ phiếu mình mua sẽ tăng giá cả, mức 7-8% chính là bảo hiểm trong mỗi deal.
- Để lãi chạy và bán các cổ phiếu thua lỗ.
- Bạn không thể đầu tư giỏi chỉ sau một đêm. Phải mất thời gian và nỗ lực để thành công với đầu tư chứng khoán.
- Tập trung vào 1 số ít cổ phiếu chất lượng, đừng tham mua bán quá nhiều mã, cũng như mua bán liên tục.
- Không được để cảm xúc ảnh hưởng đến cổ phiếu của bạn. Hãy có cho mình một bộ nguyên tắc mua và bán, và không để cho cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.
- Mua cổ phiếu khi nó được ra khỏi một vùng tích lũy giá là cơ sở là rất quan trọng để đạt được mức lợi nhuận lớn. Vào ngày một chứng khoán bùng nổ, đột biến khối lượng sẽ diễn ra, lượng giao địch sẽ tăng lên 50% hoặc nhiều hơn mức trung bình 10 phiên. Bạn nên mua một cổ phiếu ở điểm pivot (điểm cao nhất vùng tích lũy) của nó. Đừng đuổi theo một cổ phiếu tăng hơn 5% mức pivot.
- Khi mua một cổ phiếu, chỉ mua một nửa vị trí mong muốn của bạn tại các điểm mua ban đầu. Mua một số lượng nhỏ hơn nếu giá tăng 2% hoặc 3% so với mua đầu tiên của bạn. Trung bình giá tăng lên, không bao giờ xuống.
- Xác định xu hướng và đi theo nó. Xu hướng thị trường có thể là dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Nếu bạn đang giao dịch theo trung hạn, thì nên sử dụng biểu đồ ngày và tuần. Nếu bạn là người giao dịch trong ngày, thì nên dùng biểu đồ ngày và trong ngày. Nhưng cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp, hãy xác định xu hướng bằng biểu đồ dài hạn hơn, rồi sau đó sử dụng biểu đồ ngắn hạn hơn để xác định thời điểm giao dịch (timing)

Cách học đầu tư hiệu quả cho người mới + 10 câu hỏi thường gặp???

1. Mở tài khoản tại một công ty chứng khoán uy tín, làm quen với giao diện phần mềm.
2. Đọc các cuốn sách nổi tiếng.
3. Đọc báo, tạp chí chứng khoán, nắm bắt các thông tin mới (vd thay đổi biên độ, bước giá hay sản phẩm mới như phái sinh...)
4. Tìm một người có kinh nghiệm hướng dẫn (người đã trả qua các giai đoạn thăng trầm mà vẫn đầu tư thành công sẽ có những lời khuyên, bài học bổ ích cho bạn).
5. Học từ các nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng (W.Buffet, Livermore, J.O'Neil...)
6. Tham dự các khóa học đầu tư chứng khoán
7. Mua một cổ phiếu đầu tiên chỉ với số vốn nhỏ, rút ra các bài học kinh nghiệm.

10 Câu hỏi thường gặp:

1. Nguyên tắc quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán là gì?

Theo quan điểm của chúng tôi, nguyên tắc quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán là bạn phải bảo vệ tiền của bạn  bằng cách cắt lỗ một cách nhanh chóng, đặc biệt nếu bạn sử dụng margin thì điều này là bắt buộc phải có.

Ai cũng phạm phải sai lầm, vì thế bạn nên thừa nhận sai lầm và cắt lỗ nhanh nhất có thể, nếu bạn không làm thế thì khoảng lỗ có thể ngày càng lớn hơn, mọi khoảng thua lỗ 40-50% đều bắt đầu từ 2%, 5%, 7%,….

Trên thực tế, có 2 vấn đề thường thấy khi bạn thua lỗ:

Thứ nhất, bạn thường hy vọng có lợi nhuận khi mua cổ phiếu, vì thế bạn không thừa nhận sai lầm của mình và hy vọng giá cổ phiếu sẽ quay trở lại.
Thứ hai, bạn sợ rằng khi bạn bán xong thì cổ phiếu sẽ quay đầu tăng trở lại, điều này làm bạn bối rối không biết làm thế nào.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy nghĩ việc cắt lỗ giống như là chi phí bảo hiểm cho danh mục đầu tư của mình.

Liệu bạn có biết chính xác nhà mình sẽ bị cháy khi mua bảo hiểm hỏa hoạn không? Không, bạn không thể biết trước được, bạn mua bảo hiểm để bảo vệ cho chính bạn và gia đình của bạn.

Ở đây, cắt lỗ 7-8% chính là chi phí bảo hiểm cho danh mục đầu tư của bạn.

2. Có những rủi ro nào khi mua cổ phiếu?

Nếu theo nguyên tắc cắt lỗ trên thì rủi ro trong bất cứ cổ phiếu nào bạn mua được giới hạn trong 8%.

Hiển nhiên, bạn sẽ ít gặp rủi ro hơn nếu bạn chọn cổ phiếu tốt, mua khi thị trường lên, cổ phiếu có sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn.

3. Thời điểm tốt nhất để đầu tư chứng khoán?

Câu trả lời là hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, xuất phát từ vị trí hiện tại bạn đang đứng, bạn không phải chờ đợi cho tới khi công việc hoàn hảo hay tới độ tuổi nào đó, có thể bạn sẽ mất vài tháng hoặc vài năm tìm hiểu về đầu tư, vì thế càng bắt đầu sớm bạn càng hiểu biết hơn.

Nếu bạn vào thị trường lúc đang tăng thì đó là cơ hội cho bạn kiếm tiền, tạo niềm tin khi mới bắt đầu.
Nếu bạn vào lúc thị trường đi xuống, đây là cơ hội bạn tìm hiểu thị trường, cổ phiếu, công ty … tạo tiền đề cho thị trường lên tiếp theo.

4. Những công việc đầu tiên khi đầu tư chứng khoán?

Công việc đầu tiên bạn cần làm là mở một tài khoản đầu tư ở bất kỳ công ty chứng khoán nào đó. Điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần CMND là có thể mở tài khoản.

Nếu bạn là nhà đầu tư mới, việc chọn môi giới quản lý là rất quan trọng, họ có thể hỗ trợ bạn kiến thức cũng như các công việc liên quan.

Lúc mới đầu tư, chúng tôi khuyên bạn nên mở tài khoản 100% tiền mặt , sau vài năm có kinh nghiệm bạn có thể sử dụng margin.

Sau đó, bạn theo dõi thị trường và danh mục đầu tư của mình. Sai lầm thường thấy của nhà đầu tư mới vào thi trường là quá tập trung theo dõi bảng điện tử, điều này không sai nếu bạn han chế thời gian xem, việc bỏ  ra 1 ngày 3-4 tiếng xem bảng điện tử là không cần thiết, có khi còn gây hại cho chính bạn vì khi xem bảng điện tử nhiều bạn có thể bị cảm xúc chi phối và quyết định dựa trên ngắn hạn, không có cái nhìn dài hơn.

Tiếp theo, bạn hãy cẩn thận khi nghe ý kiến của người khác cũng như sử dụng các dịch vụ tư vấn, đa số là quan điểm cá nhân và thường là sai.

Bạn hãy học cách sử dụng đồ thị bởi vì chúng thể hiện sự thật, không phải quan điểm cá nhân.

5.Bao nhiêu tiền mới có thể đầu tư?

Đầu tiên, chúng tôi không khuyến khích bạn tham gia thịtrường chứng khoán ảo (không sử dụng tiền thật), nếu bạn thích có thể tham gia nhưng bạn đừng mong nó sẽ cải thiện nhiều kết quả trong đầu tư thật.

Nguyên nhân chính là việc giao dịch tiền ảo sẽ không giúp bạn trải qua các cảm xúc hy vọng, nỗi sợ hãi và lòng tham. Những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quyết định đầu tư của bạn.

Theo lý thuyết bạn chỉ cần vài trăm ngàn là có thể đầu tư chứng khoán được. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư quá ít sẽ khiến bạn không nghiêm túc với đầu tư và không trải nghiệm hết các cảm xúc. Hiển nhiên, việc mới bắt đầu mà bạn sử dụng số tiền quá lớn cũng không tốt, việc thua lỗ không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà sức khỏe của bạn nữa.

Theo chúng tôi, số tiền bạn bắt đầu nên nhỏ nhưng cũng đủ để bạn nghiêm túc. Vì vậy, số tiền của mỗi người bắt đầu sẽ khác nhau, nếu bạn là sinh viên, có thể bắt đầu 1-2 tháng tiền sinh hoạt, nếu bạn đi làm có thể 2-3 tháng lương, nếu bạn có một số vốn thì có thể trích 5-10% trong số đó. Sau một thời gian đầu tư, bạn có kinh nghiệm thì có thể tăng vốn.

6. Nên đầu tư dài hạn hay giao dịch thường xuyên?

Nếu bạn đã quyết định đầu tư tập trung, theo chiến lược đầu tư tăng trưởng thì việc nắm giữ dài hạn hay ngắn hạn không phải vấn đề chính.

Việc quan trọng là bạn chọn cổ phiếu tốt, mua đúng thời điểm, sau đó tín hiệu thị trường và nguyên tắc bán của bạn cho biết thời điểm bán ra.

Thời điểm bạn mua và bán ra có thể dài hoặc ngắn, hãy để thị trường và các nguyên tắc của bạn quyết định điều này.

Vì thế, nếu bạn theo các nguyên tắc có thể bạn sẽ giữ trong 3 ngày, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc hơn thế nữa.

7. Có nên sử dụng margin hay không?

Khi mới bắt đầu tham gia thị trường, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên sử dụng tài khoản 100% tiền mặt, điều này sẽ an toàn cho bạn hơn. Sau khi đã có kinh nghiêm nhiều hơn, bạn có thể nghĩ tới việc sử dụng tài khoản margin (sử dụng tiền mặt + tiền vay mượn).

Thông thường, việc sử dụng margin phù hợp hơn với những nhà đầu tư còn trẻ, đang làm việc, những rủi ro cũng thấp hơn khi họ chưa chuẩn bị nghỉ hưu.

Thời điểm tốt nhất nên sử dụng margin là thời kỳ đầu trong thị trường giá lên, sau đó thị trường sẽ biến động mạnh hơn và rủi ro của bạn sẽ tăng lên.

Khi bạn nhận dạng được thị trường chuẩn bị sang chu kỳ xuống, bạn nên ngừng sử dụng margin ngay lập tức, tăng tiền mặt lên.

Bạn cũng không cần phải sử dụng margin tại mọi thời điểm. Có lúc, bạn sử dụng 100% tiền mặt, có lúc bạn sử dụng phần nhỏ margin và tiền mặt, có lúc bạn sử dụng hết mức margin cho phép. Tất cả điều phụ thuộc vào xu hướng thị trường và kinh nghiệm của bạn.

Chú ý về “margin call”:

“margin call” là giá cổ phiếu bạn mua rớt giá về một ngưỡng mà khi đó nhà môi giới sẽ hỏi bạn có 2 lựa chọn:

Một là thêm tiền mặt để đảm bảo tỷ lệ.
Hai là bán cổ phiếu ngay lập tức.
Lời khuyên của chúng tôi là bạn đừng thêm tiền, hãy nghĩ đến việc bán cổ phiếu, 9 trên 10 lần sẽ tốt cho bạn. Tại sao phải thêm tiền khi đã thua lỗ? Điều gì sẽ xảy ra nếu cổ phiếu tiếp tục giảm giá? Bạn lại bị “margin call” và trở lại con đường cũ.

Hãy thừa nhận sai lầm, thoát ra trước khi quá muộn

8. Sử dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi sử dụng cả hai chỉ báo cơ bản lẫn kỹ thuật, bạn không nên tuyệt đối hóa phân tích nào cả, cũng như không nên xem nhẹ cái nào cả:

Phân tích cơ bản cho thấy sức mạnh của công ty như thế nào?
Phân tích kỹ thuật cho thấy cổ phiếu được thể hiện như thế nào?
Phân tích cơ bản là nền tảng cơ bản phải có phía sau quyết định mua cổ phiếu của bạn, nó quyết định chất lượng cổ phiếu của bạn.

Phân tích kỹ thuật bạn tập trung chủ yếu vào giá và khối lượng, nó cho thấy tín hiệu nguy hiểm hoặc tiềm năng tăng trưởng trước khi có sự thay đổi con số trong phân tích cơ bản.

Thêm vào đó, những nhà đầu tư tổ chức lớn thường sử dụng cả phân tích cơ bản và kỹ thuật trong quyết định mua bán của họ.

9. Nên sử hữu bao nhiêu cổ phiếu trong danh mục?
Thật sự không có một công thức chính xác nào nói cho bạn biết nên sở hữu bao nhiêu cổ phiếu là phù hợp, nhưng có một vài nguyên tắc sau:

Không nên sở hữu quá nhiều cổ phiếu mà bạn không thể quản lý cũng như theo dõi diễn biến của nó.
Đa dạng hóa là tốt nhưng quá nhiều cổ phiếu có thểlàm giảm kết quả của bạn.
Việc quá đa dạng hóa cũng có thể khiến bạn mua những cổ phiếu có chất lượng thấp, tiềm năng tăng trưởng không cao.
Số lượng cổ phiếu đề nghị: nếu bạn có dưới 100 triệu nên sở hữu 2-3 cổ phiếu, nếu bạn có 500 triệu có thể 3-4 cổ phiếu, nếu bạn có 1 tỷ có thể 4-5 cổ phiếu, nếu trên 1 tỷ có thể bạn sở hữu 6-10 cổ phiếu

Không có lý do nào bạn nên sở hữu nhiều hơn 10 cổ phiếu, đơn giản là bạn không

thể biết nhiều cổ phiếu được và việc theo dõi cũng hết sức khó khăn.

10. Đọc bảng điên tử và các vấn đề khác?
Trước hết, bạn cần biết rằng việc đọc bảng điện tử chứng khoán là trò chơi của cảm xúc, ngồi nhìn bảng điện càng nhiều bạn càng dễ bị cảm xúc chi phối quyết định mua bán của mình, đôi khi có cổ phiếu biến động mạnh bạn nghĩ rằng nó sẽ còn tăng nữa, quan điểm cá nhân thường ít khi đúng.

Có một cách sử dụng bảng điện tử tốt hơn là khi bạn thấy một cổ phiếu đang diễn ra sôi động, bạn hãy kiểm tra bằng đồ thị cổ phiếu đó đang trong quá trình tích lũy (tạo các hình mẫu) hay đã tăng quá xa điểm mua rồi.

Nếu tăng quá xa, bạn hãy tránh xa nó, việc mua đuối giá giống như đuối theo tội phạm, có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.

Tóm lại, việc đọc bảng điện tử là không xấu nhưng dành một ngày 3-4 tiếng để theo dõi giá cổ phiếu là không cần thiết, bạn nên tập trung vào các nền tảng công ty và đồ thị để ra các quyết định mua bán.

Ngoài ra, nếu bạn là nhà đầu tư mới tham gia thị trường, bạn đừng để các vấn đề giao dịch làm bối rối bạn như: giá trần, giá sàn, thời gian khớp lệnh, đặt lệnh mua bán, mã chứng khoán…. Chỉ với một chút công sức tìm hiểu bạn hoàn toàn có thể hiểu hết hoặc đơn giản hơn bạn có thể hỏi trực tiếp người môi giới quản lý tài khoản của bạn.

Hãy giữ cho việc đầu tư thật đơn giản!.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, bạn chọn tỷ lệ ntn

Phân tích chứng khoán là việc làm không thể thiếu trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Một phương pháp đầu tư cần hội tụ đủ 5 yếu tố: chọn cổ phiếu, chọn điểm mua, chọn điểm bán, theo dõi đầu tư, quản trị rủi ro.
Có rất nhiều phương pháp đầu tư, tuy nhiên hầu hết đều thuộc 2 cách tiếp cận phổ biến đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Cả 2 phương pháp này đều dựa trên những dữ liệu sẵn có của ngành hay doanh nghiệp.
Để biết phương pháp đầu tư nào phù hợp với mình, trước hết chúng ta cần hiểu phân tích cơ bản là gì? Phân tích kỹ thuật là gì? Cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp:
Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là phân tích yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp để tìm hiệu năng lực kinh doanh thực tế và triển vọng tương lai  của doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích cơ bản còn phải đánh giá các yếu tố trong nền kinh tế. Đó là lý do tại sao các báo cáo phân tích cơ bản thường có yếu tố kinh tế vĩ mô
Phân tích cơ bản sẽ tập trung trả lời các câu hỏi:
Tiềm năng tăng trưởng về doanh thu?
Tiềm năng tăng trưởng về lợi nhuận?
Vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành trong tương lai?
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp?
Liệu sổ sách có bị làm giả hay “làm đẹp báo cáo tài chính”?
Phân tích cơ bản sẽ giúp bạn hiểu rất rõ về nội tại doanh nghiệp tuy nhiên có một số rào cản như sau
Mất nhiều thời gian cho việc phân tích
Liệu những phân tích về giá trị nội tại của công ty mà bạn phân tích có chính xác
Độ tin cậy của số liệu sử dụng
Mất bao lâu thì những giá trị nội tại đó mới được thể hiện trên thị trường?
Không xem xét đến diễn biến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường
Một điều mà người mới hay nhầm lẫn là gắn phân tích cơ bản với phân tích kinh tế. Điều này không chính xác. Bạn thấy có bao nhiêu nhà kinh tế thành công trên thị trường chứng khoán?
Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và định giá cổ phiếu

Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Việc định giá chủ yếu dựa vào các số liệu tài chính để phân tích, đánh giá như P/E, tài sản ròng có điều chỉnh…
Định giá là một phần của phân tích cơ bản.
Do vậy nhiều người cứ nhắc đến phân tích cơ bản là nghĩ đến định giá, nhất là các bạn mới. Sử dụng rất nhiều mô hình định giá (financial mode) nhưng thiếu các yếu tố đánh giá định tính nên không hiệu quả.
Để định giá chính xác, bạn phải phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo…
Phân tích cơ bản có phải phân tích tin tức không?

Phân tích các tin tức như Brexit, bầu cử tổng thống ..
Phân tích cơ bản tập trung phân tích khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, năng lực cua đội ngũ quản lý. Phân tích cơ bản trả lời câu hỏi: “Tôi nên mua cổ phiếu nào”. Còn phân tích tin tực là xem xét ảnh hưởng của tin tức đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên phân tích tin tức vô cùng phức tạp vì không dễ để nhà đầu tư đánh giá được những tin tức thực sự có ý nghĩa đến biến động giá cổ phiếu.
Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào các quy luật để dự báo xu hướng giá tương lai thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu trong quá khứ, chủ yếu là diễn biến giá và khối lượng giao dịch.
Không giống như phân tích cơ bản tập trung đánh giá giá trị nội tại của cổ phiếu, phân tích kỹ thuật tập trung vào việc đánh giá những biến động giá cả trong quá khứ để đưa ra dự báo thay đổi trong tương lại.
Phân tích kỹ thuật dựa vào 3 định đề chính:
Giá phản ánh tất cả
Lịch sử có xu hướng lặp lại
Giá chuyển động theo xu hướng cho đến điểm đảo chiều
Phân tích kỹ thuật có phải là phân tích indicator?

Mọi người thường hiểu nhầm phân tích kỹ thuật với việc sử dụng các chỉ báo, indicator. Thực ra chỉ báo chỉ là một phần của phân tích kỹ thuật giúp tìm các điểm mua bá “tiềm năng”
Indicator chỉ là level 1 trong những level “bá đạo’ của phân tích kỹ thuật.
Ngoài Indicator, phân tích kỹ thuật còn có 3 level khác cao cấp hơn:
Level 2. Xu hướng : Đánh giá xu hướng của giá trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để biết xem cổ phiếu có đang trong xu thế tăng hay không?
Level 3. Sóng Elliott và Fibonacci: Sử dụng lý thuyết sóng Elliott và công cụ Fibocacci để xác định bước đi, biên độ của giá nhằm xác định khi nào giá sẽ lên, lên đến đâu và lên trong bao lâu… để giúp nhà đầu tư lựa chọn những điểm mua/bán lợi thế
Level 4: Kết hợp cả 3 yếu tố trên.
Nhìn chung phân tích kỹ thuật tập trung giải quyết câu hỏi: Giá sẽ chuyển động như thế nào?
Ưu điểm của phương pháp này đó là dự báo được xu hướng thay đổi của giá trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà không cần quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhược điểm của nó là những dự báo này đề mang tính chủ quan của người phân tích và đối với những ai sử dụng indicator, các tín hiệu bị trễ so với chuyển động của giá.
Nhìn chung phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều dựa trên luật cung cầu và cùng trả lời câu hỏi: diễn biến của giá cổ phiếu như thế nào? Hai phương pháp chỉ khác nhau về cách thức tiếp cận: phân tích cơ bản quan tâm đến nguyên nhân, còn phân tích kỹ thuật quan tâm đến kết quả.
So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Dựa vào những đặc điểm trên bạn có thể chọn cho mình cách tiếp cận phù hợp, hoặc bạn cũng có tăng hiệu quả đầu tư bằng việc học cách kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong quá trình đầu tư

 

Mình chọn 20%FA-80%TA.
Trong PTKT thì khung thời gian mình sử dụng là daily + weekly, tìm điểm vào trong phiên thì đồ thị 30p, 1h.

CÁC HIỂU NHẦM VỀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
1.Phân tích kĩ thuật là nhìn bảng giá?

Nhắc tới Phân tích kĩ thuật là y như rằng, nhiều người liên tưởng tới bảng giá và biểu đồ chứng khoán. Họ cứ nghĩ các nhà phân tích kĩ thuật là cắm cúi nhìn bảng giá xanh xanh đỏ đỏ suốt cả tuần…
Thực tế không phải vậy đâu nhá !
Những nhà phân tích kĩ thuật, họ sẽ sử dụng đồ thị, nghiên cứu quá khứ của giá và dự đoán tương lai. Thông thường, họ chỉ nhìn bảng giá vài lần 1 tuần sau khi đóng cửa phiên để theo dõi diễn biến của giá mà thôi.
2. Phân tích kĩ thuật là đánh ngắn?

Chẹp chẹp, đây là sự hiểu nhầm kinh điển luôn, thậm chí nhiều người coi Phân tích kĩ thuật là đầu tư lướt sóng, mua cổ phiếu xong đợi T+2 là bán luôn
Sự thực, các nhà đầu tư theo phương pháp Phân tích kĩ thuật thì thời gian đầu tư kéo dài trong trung hạn ( vài tháng tới nửa năm). Họ sẽ đánh theo các nhịp lên của thị trường và thoát hàng khi thị trường đi xuống.
Thậm chí, nhiều người phân tích kĩ thuật còn đầu tư dài hạn !
Nghe có vẻ hơi khó tin, nhưng Davinci bật mí nhé: Họ sẽ không nhìn đồ thị Daily đâu mà họ bật chart Weekly, Monthly thậm chí cả Quaterly để phân tích và đánh theo các biểu đồ đó ( lưu ý là chỉ có những cao thủ mới đánh được như vậy thôi nhé)
 3. Phân tích kĩ thuật không hiệu quả

Nhiều người hẳn sẽ nghĩ:
“Phân tích kĩ thuật không hiệu quả đâu..”
“Làm sao có thể nhìn mấy cái đồ thị mà đoán giá chạy như nào được..”
“Chứng khoán là phải dùng phân tích cơ bản, phải biết nền tảng giá trị của doanh nghiệp. Chứ phân tích kĩ thuật chả có căn cứ gì về căn bản của doanh nghiệp, toàn đoán mò..!”
Nhưng bạn có biết?
Phân tích kĩ thuật ra đời cách đây hàng trăm năm trước và là một công cụ đặc biệt được thiết kế cho thị trường chứng khoán và sau này được áp dụng cho thị trường ngoại hối, kim loại, năng lượng hay thị trường hàng hóa tương lai.
Phân tích kĩ thuật đã chứng mình được sự hiệu quả của nó trong suốt 300 ở Nhật Bản và hơn 100 năm ở Hoa Kì
Và bạn có biết?
Phân tích kỹ thuật là phép quy nạp dựa vào các quy luật để dự báo xu hướng giá tương lai thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu trong quá khứ.
Phân tích cơ bản lấy nền tảng là các yếu tố vĩ mô, ngành, sức khỏe doanh nghiệp.
Phân tích kĩ thuật lấy nền tảng là diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.
Nhìn chung, phân tích kĩ thuật cũng như phân tích cơ bản hiệu quả hay không là phụ thuộc vào trình độ của mỗi nhà đầu tư.
4. Phân tích kĩ thuật là dùng các Indicators.

Có phải bạn ngộ nhận rằng Phân tích kĩ thuật là dùng các Indicators?
Thực tế, đa số các nhà đầu tư đều nghĩ như vậy !
Đó là một sự hiểu nhầm tai hại, phần lớn nguyên nhân là do không có kiến thức chuẩn về phân tích kĩ thuật
Indicators là dãy các điểm số liệu (data points) áp dụng công thức với số liệu giá của chứng khoán để tính ra các điểm này.  Các loại chỉ báo rất phổ biến và được nhiều người sử dụng như:MA, ADX, MACD, Bolliger Bands, RSI, CCI, Stochastic Oscillator….
Thực tế ra, Indicators chỉ là  1 phần của Phân tích kĩ thuật thôi. Khi phân tích kĩ thuật mới ra đời thì làm gì mà có đến hơn 300 các loại chỉ báo như bây giờ, có khi chả có loại chỉ báo nào luôn ý.
Đa số nhà đầu tư dùng Indicators để dự đoán xu thế giá trong tương lai, nhưng ít người biết rằng, toàn bộ các Indicators đều chạy sau giá !
Tại sao lại như vậy?
Vì, có giá thì mới hình thành và tính được Indicators.
Hơn nữa, trong thị trường đi ngang, không rõ xu hướng thì các Indicators gây nhiễu và “vô dụng”
5. Phân tích kĩ thuật là sử dụng các mô hình

Các mô hình đảo chiều, tiếp diễn như 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai, cốc tay cầm, mô hình tam giác, cờ đuôi nheo, cái nêm….. rất hay được nhận diện và sử dụng trong Phân tích kĩ thuật.
Về mặt bản chất, mô hình là biến thể của kênh xu hướng (trendline). Do đó, mô hình cũng chỉ là 1 phần của Phân tích kĩ thuật mà thôi.
  6. Phân tích kĩ thuật là đầu cơ

Trong một cuộc phỏng vấn với FCIC, Warren Buffett đã nói về đầu cơ như sau:
“Cách thực sự đơn giản phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ là kiểm tra xem bạn có quan tâm ngày mai thị trường có mở cửa hay không.
Nếu quan tâm đến thị trường, tôi sẽ là người đầu cơ vì tôi quan tâm đến việc giá lên hay xuống trong phiên ngày mai. Thực sự thì bạn không thể biết chính xác giá có tăng hay không.”
Thực tế, trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu tốt, giá hấp dẫn nhưng chưa bước vào thời kì tăng giá. Bằng cách sử dụng phân tích kĩ thuật để xác định chính xác xu hướng thị trường và cổ phiếu, bạn sẽ biết khi nào nên bắt đầu mua các cổ phiếu này để tránh bị “trôi vốn”.
Do vậy Phân tích kĩ thuật không phải là đầu cơ đâu nhé, mặc dầu còn chưa có khái niệm rõ ràng về đầu cơ.

Các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến (app và web) Việt Nam

App:
1. Amibroker
2. Metastock
Web:
1. Manggiaodich.vn (Nhược điểm: chưa có giá realtime trong phiên)
2. Fireant.vn
3. fpts,com.vn/user/chảt2
4. cophieu68.vn

Lọc cổ phiếu tốt ntn?

Tại sao phải lọc cổ phiếu

Chọn cổ phiếu để đầu tư chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Thế mới có chuyện thị trường tăng 20, 30% mà tài khoản của bạn chả tăng tí nào. Vì cổ phiếu bạn mua đâu có tăng mà bạn lại không thể mua được cái chỉ số kia…
Sự thật là bạn chỉ có thể kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán nếu mua các mã cổ phiếu tăng giá. Tất nhiên là vẫn có nhiều trường hợp mua đúng cổ phiếu tăng giá nhưng lại không kiên nhẫn chờ hay giữ được, cái đó để sau hãy bàn
Các cổ phiếu tăng giá luôn có những đặc điểm giống nhau. Chẳng thế mà người ta phải nghĩ ra các phương pháp và trường phái đầu tư như đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị. Việc của bạn không phải là đi phân tích lần lượt 500 mã trên sàn CK J), mà là tỉnh táo lựa chọn các tiêu chí để lọc ra các cổ phiếu “tốt”, nhiều tiềm năng tăng giá, sau đó tìm kiếm cơ hội đầu tư vào chúng.
Quy trình lọc cổ phiếu chỉ gồm có 2 bước
Xác định các tiêu chí lọc cổ phiếu
Sử dụng phần mềm lọc cổ phiếu phù hợp
Một phần mềm lọc cổ phiếu tốt sẽ giúp bạn tìm thấy đúng cổ phiếu theo các tiêu chí của bạn và phù hợp với chiến lược đầu tư.
Chúng ta sẽ cùng xem xét từng bước nhé
Phương pháp lọc cổ phiếu

Các tiêu chí cơ bản:
Sàn giao dịch: HOSE/HNX/Upcom:  Tùy xem bạn có muốn đầu tư vào cổ phiếu sàn nào. Một số người không thích cổ phiếu sàn Upcom, hay HNX chẳng hạn. Bạn sẽ không muốn lọc được một cổ phiếu đúng tiêu chí mà lại niêm yết trên Upcom. Hay đơn giản là với các bạn làm trong quỹ đầu tư thì yêu cầu quỹ không cho đầu tư Upcom, thế là các cổ phiếu Upcom bị loại hết.
Ngành nghề: cho phép bạn chọn các cổ phiếu theo các ngành: y tế, năng lượng, vật liệu cơ bản .. Có 10 ngành tất cả.
Cái này thường dùng khi bạn đã xác định sẽ đầu tư vào ngành nào. VD năm 2014 ngành dầu khi dẫn đầu toàn thị trường thì bạn sẽ tập trung lọc các cổ phiếu dầu khi, năm 2016 các cổ phiếu ngành vật liệu cơ bản dẫn đầu thì bạn chỉ tìm đến các cổ phiếu ngành vật liệu thôi.

Tiêu chí lọc cổ phiếu theo phương pháp đầu tư tăng trưởng
Tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất: từ 25%
Tăng trưởng lợi nhuận năm gần nhất: từ 25%
Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất: từ 20%
Vốn hóa: các công ty có vốn hóa nhỏ thường có số lượng cổ phiếu nhỏ, vì vậy khi vào xu hướng tăng sẽ tăng rất nhanh, ngược lại sẽ có rủi ro bị làm giá. Các công ty có vốn hóa lớn ít có rủi ro bị làm giá, nếu ở trong đúng xu hướng vẫn cho kết quả đầu tư rất tốt.
ROE: tối thiểu từ 15%
Lọc cổ phiếu theo phương pháp đầu tư giá trị
Nợ/VCSH: <1
Lợi nhuận/Doanh thu: từ 15%
P/E: nhỏ hơn 10
Bạn sẽ lọc được một danh sách dài các cổ phiếu theo tiêu chí này, tuy nhiên để không bỏ sót cổ phiếu, bạn cần đánh giá và phân tích từng mã một. Đầu tư giá trị đòi hỏi bạn quan tâm sâu sắc đến doanh nghiệp.
Bộ lọc cổ phiếu tốt nhất ở Việt Nam

Để có thể lọc được các cổ phiếu theo đúng tiêu chí, chúng tôi sẽ giới thiệu một công cụ lọc hiệu quả. Đó là phần mềm lọc cổ phiếu của Dong A Security

Lọc cổ phiếu Đông Á: https://www.dag.vn/StockScreenerFL.aspx

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐẦU TƯ CANSLIM Ở VIỆT NAM

Áp dụng lý thuyết đầu tư Canslim ở Việt Nam

CANSLIM hệ thống đầu tư rất hiệu quả và áp dụng thành công, tạo ra rất nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư ở trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng như các thị trường chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sau khi áp dụng lại thấy không hiệu quả.
Tại sao lại như vậy…?
Bởi vì, bạn chưa biết những lưu ý sau đây
Davinci Academy đưa ra một số lưu ý khi áp dụng lý thuyết Đầu tư CANSLIM ở Việt Nam theo từng yếu tố  như sau:
C — Tăng trưởng thu nhập quý— Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất)

– Tăng trưởng EPS quý gần nhất đạt đạt tối thiểu 20%-25% SO VỚI CÙNG KỲ, ví dụ: Q3/2015 so sánh với Q3/2014, không nên so sánh với quý liền kề trước đó (Q2/2015) vì yếu tố thời vụ trong mỗi ngành nghề.
Chẳng hạn: BĐS lợi nhuận thường rơi vào Q3&Q4, mía đường mùa vụ vào tháng 10 năm trước đến khoảng tháng 4,5 năm sau.
– Tăng trưởng lợi nhuận phải được đi kèm cùng tăng trưởng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu phải đạt 25% hoặc mức tăng trưởng cho thấy được sự thay đổi và đang tăng lên, chẳng hạn : Q1(5%) — Q2 (10%) — Q3(20%).
Những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao nhưng không đi kèm tăng trưởng doanh thu thì nên đặt nghi vấn lớn.
– Thu nhập phải đến từ ngành nghề chính, loại bỏ các yếu tố đột biến chỉ xảy ra 1 lần như: bán bất động sản,  bán cổ phần đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá,…
– Khi một doanh nghiệp báo cáo tăng trưởng tốt bạn nên kiểm tra các doanh nghiệp khác trong cùng ngành xem có đạt mức tăng trưởng hợp lí không.
A : Annual Earnings Increases ( tỉ lệ gia tăng lợi tức thường xuyên)

– Doanh nghiệp luôn có lãi và liên tục trong 3 năm liên tiếp.
– LNST 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất đạt mức cao nhất trong 3 năm.
– ROE 4 quý hoặc năm gần nhất đạt tối thiểu 17%
– ROE  đạt tối thiểu 17% nhưng phải xét đến đặc thù ngành, chẳng hạn ngành bán lẻ biên lợi nhuận rất thấp. Với tiêu chí này ngoài đặt ra mức sàn tối thiểu, bạn  nên so sánh với trung bình ngành và chỉ chọn các doanh nghiệp có biên lợi nhuận tốt hơn trung bình ngành.
N : New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)

– Tìm lí do phía sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp: sản phẩm mới, ban quản lí mới làm thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp, hoạt động độc quyền một dịch vụ.
– Đó cũng có thể là một chính sách tác động ngành, sự ưu đãi của nhà nước, mở rộng thị trường hoạt động,….
– Quan trọng hơn là cổ phiếu đạt mức giá trần mới. ta nên có khung thời gian so sánh mức chuẩn này, Davinci khuyên chọn là 52 tuần. Liệu cổ phiếu có đạt đỉnh giá mới so với đỉnh giá cũ trong 52 tuần trước không?
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)

– Đây là yếu tố xét đến vấn đề cung — cầu cổ phiếu trên thị trường tự do.
– Trong mỗi chu kỳ thị trường sẽ chuyển hướng tập trung từ các cổ phiếu vốn hóa cao sang vốn hóa thấp và ngược lại, nhà đầu tư cần phải theo sát thị trường để có hành động sáng suốt.
– trên thị trường nên giao dịch cổ phiếu có khối lượng trên 100.000cp/ 1 ngày
L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu)

– Các cổ phiếu dẫn đầu có thể là các cổ phiếu có quy mô lớn, các cổ phiếu đầu ngành, thu nhập cao, thương hiệu nổi tiếng (Blue chips) cũng có thể là các cổ phiếu có tăng trưởng EPS cao, ROE và biên lợi nhuận tốt nhất ngành.
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
-Các định chế đầu tư là ngân hàng, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, các tập đoàn bảo hiểm, khối tự doanh công ty chứng khoán… biến động giá phần lớn đều đến từ việc mua — bán của họ.
– Nên ưu tiên chọn cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào gần đây.
– Nhưng cũng cần lưu ý khi nội bộ và các tổ chức liên tục bán ra. Đó thường là một tín hiệu xấu.
2. công cụ tìm kiếm các mã cổ phiếu theo phương pháp đầu tư CANSLIM

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay chúng ta đã trải qua rất nhiều con sóng, mỗi năm đều xuất hiện lên những cổ phiếu dẫn đầu đem lại lợi nhuận xứng đáng với công sức bỏ ra của chúng ta nếu chịu tìm tòi, học hỏi.
Những cổ phiếu chất lượng cao đã từng dẫn đầu thời gian qua: BMC, BMP, PTB, CVT, FMC, SKG, SCL, HSG, TMT, HTL,CEO, TNG, CTD, TCT. Các cổ phiếu này đều có sự bùng nổ về doanh thu và EPS trong những quý gần nhất trước khi có sự bùng nổ về giá.
Hàng quý có khoảng 90% tổng số cổ phiếu trên cả 2 sàn không thỏa mãn tiêu chí này. Vậy không có lí do gì chúng ta lại lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động kém để đầu tư.
Hàng chất lượng vẫn luôn hiện hữu và được tìm ra mỗi năm nếu ta áp dụng phương pháp lọc CANSLIM (theo 6 yếu tố đầu C-A-N-S-L-I)
Các bạn có thể lọc thủ công bằng tay. Hiện nay các trang web của các công ty chứng khoán hay các trang mạng chứng khoán có khá nhiều phần mềm lọc.
Trong quá trình tìm hiểu và áp dụng thì Davinci Academy khuyên bạn dùng 2 phần mềm là Đông Á vàVNDirect  tất nhiên trước khi có một phần mềm mới ưu việt hơn
https://www.dag.vn/StockScreener.aspx: ưu điểm là có nhiều tiêu chí lựa chọn. Đặc biệt ở trên này có các tiêu chí tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo quý, 4 quý, năm .. mà nhiều phần mềm khác không có. Tuy nhiên giao diện hơi khó sử dung và dễ bị nhầm nếu không quen
https://www.vndirect.com.vn/portal/cong-cu-phan-tich-chung-khoan/sang-loc-co-phieu.shtml: Ưu điểm là giao diện rất thân thiện và dễ dùng, các tính năng lọc cũng khá nhiều mặc dù không có nhiều option như của Đông Á.
3. Yếu tố “M” – Market trend trong hệ thống đầu tư theo CANSLIM

Tại sao Davinci Academy lại bàn về yếu tố Trend ( xu hướng thị trường) này trong một mục riêng?
Bởi vì…
Đây mới là  yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT  trong canslim.
Cho dù mọi người chọn đúng 6 yếu tố kia mà chọn sai thời điểm thị trường thì thương vụ đầu tư của bạn sẽ thất bại.
William O’neil nói 1 câu rất chua xót: “ Đừng chống lại thị trường, nó lớn mạnh hơn bạn nhiều”
Do vây, hãy Follow theo thị trường, chọn thời điểm mua đúng vào nhịp tăng chung của toàn thị trường và bán ra khi thị trường có dấu hiệu đạt đỉnh.
(Sưu tầm)

Lưu đồ mua bán CK theo mô hình canslim:

 

Chiến lược lọc cổ phiếu: CANSLIM

CANSLIM là một lý thuyết lọc cổ phiếu khá phổ biến, được phát triển bởi William O’Neil, người đồng sáng lập của Investor’s Business Daily. và được mô tả trong cuốn sách mà các chuyên gia khuyên nên đọc của ông “How to Make Money in Stocks”.
C = Thu nhập hiện tại (Current Earnings)

O’Neil nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lọc cổ phiếu có thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong quý gần đây nhất có sự tăng trưởng so với cùng kì hàng năm.
Tỷ lệ tăng trưởng EPS của công ty thường là phần gây tranh cãi nhất, nhưng hệ thống CANSLIM cho thấy rằng 1 công ty làm ăn hiệu quả có tỉ lệ không dưới 18-20%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng 18-20% là một quy tắc hơi cứng nhắc nhưng thực ra những nhà đầu tư kiếm lời thật sự thường quan tâm tới các công ty có sự tăng trưởng từ 50% trở lên.
O’Neil cũng nói rằng, một khi bạn xác nhận rằng thu nhập của một công ty có chất lượng khá tốt, hãy tiếp tục kiểm tra những công ty khác trong cùng ngành. EPS tăng trưởng vững chắc trong ngành sẽ xác nhận là ngành đó đang phát triển mạnh và công ty đã sẵn sàng để bứt phá.
A = Thu nhập hàng năm(Annual Earnings)

CANSLIM cũng thừa nhận tầm quan trọng của tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Hệ thống này chỉ ra rằng một công ty tốt nên có tốc độ tăng trưởng hàng năm tốt (EPS hàng năm) trong ít nhất 5 năm qua.
EPS tăng trưởng trong bao lâu?

Điều này hết sức quan trọng với các nhà đầu tư CANSLIM, giống như các nhà đầu tư giá trị, thông qua suy nghĩ rằng đầu tư là việc sở hữu một phần của một doanh nghiệp và trở thành chủ sở hữu của nó. Tư tưởng này dựa trên logic của việc lựa chọn các công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trong phạm vi 25-50%.
N = Yếu tố thay đổi (New)

Tiêu chí thứ ba O’Neil nhắc đến là việc một công ty tốt thường thì trong thời gian gần đây đã trải qua một sự thay đổi cần thiết để trở nên thành công hơn. Cho dù đó là một đội ngũ quản lý mới, một sản phẩm mới, thị trường mới, hoặc một mức đỉnh mới mới trong giá cổ phiếu, O’Neil cho thấy 95% các công ty ông nghiên cứu đều đã trải qua sự thay đổi.
S = Cung và cầu(Supply and Demand)

S trong CANSLIM là viết tắt của cung và cầu, trong đó đề cập đến những luật lệ chi phối tất cả các hoạt động của thị trường.
Các phân tích về cung và cầu trong phương pháp CANSLIM cho rằng, tất cả những sự khác biệt thật ra là đều như nhau, và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn với một công ty nhỏ, với một số lượng nhỏ các cổ phiếu đang lưu hành, nhưng kinh doanh hiệu quả. Lý do đằng sau này là một công ty vốn hóa lớn đòi hỏi nhu cầu nhiều hơn một công ty vốn hóa nhỏ hơn để có được những lợi ích tương tự.
L = Dẫn đầu (Leader)

Trong phần phân tích CANSLIM, việc phân biệt giữa các công ty đầu ngành và các công ty đi sau rất quan trọng. Trong mỗi ngành, các công ty dẫn đầu luôn luôn mang lại lợi nhuận lớn cho các cổ đông trong khi những công ty đi sau thường bị tụt hậu và mang lại lợi nhuận ở mức trung bình. Vấn đề ở đây là nên chia và phân biệt các công ty trong cùng một ngành ra để dễ dàng lựa chọn.
Đừng để yếu tố cảm xúc của bạn xen vào việc lựa chọn cổ phiếu. Một công ty có cùng một sản phẩm và mô hình kinh doanh như những công ty khác trong ngành, nhưng không nên đầu tư vào công ty đó chỉ đơn giản bởi vì nó có giá rẻ hoặc chỉ vì bạn cảm thấy thích thú. Cổ phiếu giá rẻ thường có một lý do, thường là vì chúng phản ứng chậm và không đồng pha với thị trường. Bạn có thể mua một cổ phiêu đắt hơn tại thời điểm hiển tại, nhưng giá trị thu được cuối cùng sẽ nhiều hơn nhiều.
I= Quỹ và tổ chức đầu tư (Institutional Sponsorship)

CANSLIM nhận thấy tầm quan trọng của việc công ty có một số tổ chức và quỹ đầu tư. Về cơ bản, chỉ tiêu này được dựa trên ý tưởng rằng nếu một công ty không có các tổ chức và các quỹ đầu tư vào, có tới hàng ngàn chủ sở hữu công ty được thay đổi mỗi ngày do mua bán, do đó cũng kéo theo tính bất ổn. CANSLIM cho rằng một cổ phiếu có giá trị nên đầu tư có ít nhất ba đến 10 chủ thể tổ chức đầu tư.
Tuy nhiên, hãy thận trọng nếu một phần rất lớn các cổ phiếu của công ty thuộc sở hữu của tổ chức và qũy. CANSLIM thừa nhận rằng một công ty có thể đã được thông tin và mua bán nội bộ trước khi giá lên và lúc đó là quá muộn để mua với 1 nhà đầu tư bên ngòai. Nếu một cổ phiếu được quá nhiều tổ chức sở hữu, bất kỳ loại thông tin xấu nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc bán tháo.
O’Neil khuyên các nhà đầu tư nên quan tâm tất cả những yếu tố trước khi xác định việc đầu tư vào các quỹ và tổ chức có chất lượng cao. Mặc dù các tổ chức và qũy được dán nhãn “đầu tư tiền của bạn một cách thông minh”, không phải tất cả đều hiệu quả.
M = Xu hướng của thị trường (Market Direction)

Khi lọc cổ phiếu, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải nhận ra thị trường đang ở đâu, đang tăng trưởng hay suy thóai. Mặc dù O’Neil không phải là chuyên gia về tính thời gian thị trường, ông lập luận rằng nếu nhà đầu tư không hiểu xu hướng thị trường, họ có thể sẽ đầu tư ngược lại xu hướng và do đó sẽ bị lỗ hoặc thậm chí mất đi hầu hết tiền của mình.
Giá và Khối lượng

CANSLIM cho rằng cách tốt nhất để theo dõi thị trường là xem khối lượng giao dịch hàng ngày và các xu hướng thị trường. Thành phần này của CANSLIM có thể yêu cầu sử dụng một số công cụ phân tích kỹ thuật, được thiết kế để giúp các nhà đầu tư phân biệt xu hướng.

Phần kết luận

Dưới đây là danh sách 7 tiêu chí CANSLIM:
C = EPS hàng quý hiện tại trên giá cổ phiếu – EPS phải tăng ít nhất 18-20%.
A = EPS hàng năm trên mỗi cổ phiếu – Những con số này nên thể hiện sự tăng trưởng có ý nghĩa trong 5 năm qua.
N = Mua các công ty có sản phẩm mới, bộ máy quản lý mới, hoặc thay đổi mới đáng kể trong điều kiện ngành. Quan trọng nhất, mua cổ phiếu khi công ty đang bắt đầu thay đổi. Quên cổ phiếu giá rẻ đi; chúng không bền vững.
S = cổ phiếu nổi bật – Tập trung vào một số công ty nhỏ và hợp lý. Nhà đầu tư CANSLIM không tìm kiếm các công ty quá lớn với giá trị vốn hóa lớn.
L = Mua công ty luôn dẫn đầu thị trường trong ngành.
I = Mua cổ phiếu có ít nhất một vài nhà đầu tư lớn sẽ tốt hơn.
M = thị trường chung – Xu hướng thị trường sẽ quyết định bạn thắng hay thua, hãy tìm hiểu cách phân biệt xu hướng tổng thể của thị trường, giải thích các chỉ số chung của thị trường (giá cả và khối lượng thay đổi) và hành động của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.
CANSLIM là rất phương pháp hiệu quả với các nhà đầu tư vì nó cung cấp hướng dẫn cụ thể, giữ tính chủ quan đến mức tối thiểu. Điều vượt trội hơn tất cả là nó kết hợp phương pháp của hầu như tất cả các chiến lược đầu tư lớn. Hãy nghĩ về nó như là một sự kết hợp của các chiến lược đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, phân tích cơ bản, và thậm chí là một ítphân tích kỹ thuật.

Dành cho mọi người thích nghe audio + slide: https://www.youtube.com/watch?v=ezHRaZ3P1To
(Sưu tầm)