Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Mark Minervini


Mark là tác giả được đề cập trong cuốn Phù thủy chứng khoán (thế hệ mới) với thành tích rất ân tượng, trong 30 năm giao dịch ông đã xây dựng được tài sản lên 30 triệu usd từ nguồn vốn nhỏ bé ban đầu và chỉ chuyên đầu tư vào cổ phiếu chứ không tham gia vào các sản phẩm phái sinh, tiền tệ. Phương pháp của ông đang sử dụng là sự kế thừa của CANSLIM từ O’Neil với nhiều nét tương đồng trong cách vận dụng vào đầu tư. Tuy nhiên, cách ông tư duy tập trung nhiều hơn vào việc lựa chọn cổ phiếu theo kỹ thuật và tìm điểm mua sớm hơn phương pháp của O’Neil.

Cuốn sách phân tích 1 số kinh nghiệm của Mark Minevini 1 nhà đầu tư cá nhân khá thành công tại Mỹ. Trong đó ông đúc kết 8 kinh nghiệm chính như sau:


1. Định thời điểm: xác định được thời điểm mua/bán cổ phiếu một cách chính xác dựa vào mô hình thu hẹp độ biến động (VCP).
2. Đừng đa dạng hoá: một danh mục chỉ nên đa dạng hoá ở mức 4-5 cổ phiếu bởi sự giới hạn nguồn lực hiểu biết cũng như để tập trung vào các cp tốt nhất để có lợi nhuận cao nhất.
3. Vòng quanh nhanh không phải điều cấm kỵ: Mark sẵn sàng thay vì nắm giữ vị thế lâu dài lãi 100% mà quay vòng 10 vòng để mỗi vòng lãi 10% (lý tưởng hoá nhưng thực tế hiếm khi nào ai có thể làm được điều này).
4. Luôn luôn duy trì tỷ số lợi nhuận/rủi ro ở mức cao: ông cố gắng duy trì lệ lệ lợi nhuận/rủi ro khoảng 2:1 và xác suất đúng khoảng 50% thương vụ để đảm bảo thành công lâu dài.
5. Bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh: cách dễ rất là bán khi cp đang tăng mạnh đặt biệt khi chúng tạo ra khoảng trống kiệt sức trước khi sụp đổ.
6. Giao dịch nhỏ trước khi giao dịch lớn: bạn nên giao dịch nhỏ và khi vị thế đó tốt thì tăng quy mô lên. Khi sai nên giảm quy mô giao dịch xuống mức an toàn.
7. Luôn luôn giao dịch theo xu hướng: khi cp giảm đừng mua chúng, hãy mua khi chúng đang tăng.
8. Hãy bảo vệ tại điểm hoà vốn khi có được 1 khoản lợi nhuận: khi vị thế mua đã có lợi nhuận, điểm cắt lỗ từ mức -7 -8% nên di chuyển lên là tại điểm hoà vốn để ít nhất bạn ko thua lỗ trong giao dịch đó
Đầu tiên, để thành công bạn phải tin mình sẽ thành công khi đầu tư. Phải tập trung phần lớn tâm lý thời gian sức lực cho mục tiêu lớn nhất của bản thân mới có thể thành công. 


Các cách tư duy của Mivenivi chính như sau:

I. Luôn tuân thủ kế hoạch
Trước khi giao dịch cần đặt ra điểm nào sẽ mua, điểm nào xảy ra sẽ bán. Các kế hoạch khẩn cấp nếu xảy ra các việc bất thường. Các kế hoạch này gồm nếu cp tăng như dự kiến thì gia tăng tỷ trọng, mua nắm lâu dài hay đầu tư ngắn hạn. Nếu cp đi không như kế hoạch thì cắt lỗ nhanh chóng. Khi mua đúng lần đầu, tìm các điểm mua tiếp theo khi giá phá vỡ các nền giá hiện tại. Điều này được theo dõi nhờ các cp được các nđt lớn đang mua vào tích luỹ mạnh và nhanh chóng lấy lại sức mạnh sau các đợt điều chỉnh tự nhiên ngắn 2-5 ngày. Khi các cp tăng liên tục thì cần chú ý một số đặc điểm sau để tránh bán sớm: chuối tăng giá liên tục sau khi phá vỡ nền giá, số ngày tăng lớn hơn số ngày giảm, giá tăng điều chỉnh xong tăng lại cao hơn, khối lượng giao dịch ngày tăng nhiều hơn klgd ngày giảm và số phiên đóng của giá cao hơn trung bình nhiều hơn đóng cửa thấp hơn giá trung bình. Cp có setup MVP (momentum Volume Price) là các cp có đà tăng trưởng cp tăng giá 12/15 ngày giao dịch, khối lượng giao dịch tăng 25% trở lên trong 15 ngày giao dịch, giá cp tăng hơn 25% và giá cp càng tăng cùng klgd càng tăng càng tốt. Tuy nhiên cp có 3 dấu hiệu trên chỉ nên mua khi mới tăng giá chưa quá 10% từ nền giá.
Nếu giá không diễn ra như kêd hoạch: khi giá cp phá vỡ nền giá nhưng ngay sau đó giảm dưới đường ma20 thì càn giảm 50% vị thế và quan sát giảm toàn bộ sau đó. Nếu co giảm giá dưới ma50 đi kèm klgd lớn là tín hiệu rất xấu. Nếu co xuất hiện 3 đáy với đáy sau thấp hơn đáy trước và klgd tăng mạnh là tín hiệu xấu cần bán. Giá cp tăng với kl thấp và giảm với kl cao đều là tín hiệu xấu. Các sai phạm cho thấy mua cp đó là sai lầm:
- Xuất hiện điểm phá vợ với khối lượng thấp sau đó giảm ngược lại với khối lượng cao
- Có 3-4 đáy thấp liên tiếp mà không có sự hỗ trợ về giá
- Số ngày giảm nhiều hơn số ngày tăng
- Có nhiều phiên đóng cửa dưới giá trung bình
- Giá đóng cửa nằm dưới MA20
- Giá đóng cửa nằm dưới MA50
- Các khoản lãi lớn bị xoá sạch.

II. Nghĩ đến rủi ro
Đầu tiên ta phải luôn nghĩ việc bảo toàn được vốn trước khi có lợi nhuận. Trước khi giao dịch phải xác định trước điểm cắt lỗ để có thể giảm thiểu tối đa nếu giao dịch sai lầm và phải di chuyển điểm bán lên khi giao dịch đã có lãi. Các khoản lỗ lớn đều bắt nguồn từ các khoản lỗ nhỏ ban đầu. Cần tuân thủ kỷ luật cắt lỗ tại các mức cắt lỗ với cp đơn lẻ khoảng 7-8%, với các giao dịch đơn lẻ sao cho mỗi giao dịch không làm lỗ quá 1.5% nav của tài khoản.

III. Không chấp nhận rủi ro lớn hơn lợi nhuận
Cần thông kê lại xác suất lãi/lỗ thực tế của bạn để xác định tỷ lệ giao dịch thắng lợi bình quân, mức lãi va mức lỗ bình quân trong giao dịch. Khi đó sẽ tính được tỷ lệ lãi lỗ. Kỳ vọng giao dịch = (tỷ lệ chiến thắng*mức lãi trung bình)/(tỷ lệ thua lỗ*mức lỗ trung bình). Khi thua lỗ nđt thường có tân lý chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng kiếm được lợi nhuận lớn nhằm trở về điểm hoà vốn, và nđt hay có tâm lý đánh bạc luốn làm 1 cú giao dịch lớn để hi vọng chiến thắng và sẽ nhanh chóng về điểm hoà vốn.

IV. Hiểu rõ năng lực giao dịch bản thân
Bạn cần thống kê lại giao dịch của mình, tìm ra các sai lầm thành công trong quá khứ và đặc biệt ghi chép lại các sai lầm để tránh lặp lại các sai lầm này trong tương lai. Mọi cách đầu tư từ FA, TA, kết hợp FA + TA, Momentum, Đọc bảng điện,… đều có hiệu quả nhưng cần phù hợp với phong cách đầu tư của bạn và thời gian bạn bỏ ra để nghiên cứu thực hành cũng như thái độ tuân thủ kỷ luật khi sử dụng phương pháp đầu tư mà bạn đã lựa chọn. Khi bạn biết là sai lầm, nếu quá khó để cắt lỗ thì hãy ít nhất giảm ½ vị thế hiện tại. Hãy tư duy và thực hiện những điều các trader khác thường không làm. Đại đa số mọi người có kết quả đầu tư kém do thái độ không tuân thủ kỷ luật đã đặt ra trước đó, luôn tạo ra các ngoại lệ phá bỏ các rule của bản thân.

V. Lãi kép số tiền, đừng lãi kép sai lầm
Khi sai lầm chung ta hay cố chịu đựng và các khoản thua lỗ cứ tiếp tục gia tăng, chúng ta hay phá vỡ rule bằng câu tự nhủ chỉ lần này nữa thôi. Có 1 quy tắc được thống kê là quy tắc 50/80 – khi 1 cổ phiếu dẫn dắt thị trường đã đạt đỉnh lớn, có xác suất 50% nó sẽ giảm giá tới 80% và 80% xác suất sẽ giảm giá 50%. Cần nghiêm túc cẩn thận với các bẫy cổ phiếu giá rẻ vì giá của chúng có thể rẻ hơn nhiều nữa bởi nhiều lý do làm cổ phiếu đó bị rẻ so với các cổ phiếu khác. Bên cạnh đó cần có phương án chuẩn bị cho các đợt thị trường giảm giá bất ngờ gây sửng sốt cho nhà đầu tư, Minervini cũng nêu ví dụ xây dựng vị thế dạng kim tự tháp của mình. Với điểm khởi đầu mua ¼ vị thế định mua tại điểm thoát khỏi nền giá thứ 1 hoặc thứ 2, sau đó tăng lên ½ vị thế ở sau quá trình điều chỉnh tự nhiên, và nâng điểm cắt lỗ lên ở mức ít nhất hòa vốn của giao dịch thứ nhất. Lần thứ 3 tiếp tục gấp đôi vị thế lên full 100% vị thế và nâng điểm cắt lỗ lên tiếp. Lần thứ 4 bắt đầu bán ra với ½ vị thế để chốt lãi 1 phần và giảm điểm dừng lỗ xuống để đảm bảo ít nhất hòa vốn. Khi 1 khoảng đầu tu có lãi, hãy nâng giá cắt lỗ ỏ vùng giá vốn để đảm bảo không bị thua lỗ cho 1 giao dịch đã có lãi. Và hãy nên ghi nhớ hãy tham gia các giao dịch có xác suất thắng lợi cao và không tham gia các giao dịch có xác suất thắng lợi thấp, cần có tư duy độc lập tránh bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu loạn thông tin bên ngoài hiện nay đo dủ mọi phương tiện thông tin đại chúng gây ra cho nhà đầu tư.

VI. Nên mua cổ phiếu như thế nào và khi nào
Ông giới thiệu phương pháp lựa chọn đầu tư SAPA của mình, với chiến lược giao dịch theo xu hướng. Theo phương pháp này ông sẽ chỉ tham gia đầu tư vào cổ phiếu đó khi cổ phiếu đang ở giai đoạn 2 của vòng đời của chúng. 

1 cp thông thường sẽ đi qua 4 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Pha thờ ơ – cổ phiếu giao dịch củng cố; 
Giai đoạn 2: Pha tăng giá – giá tăng tốc; 
Giai đoạn 3: Pha đạt đỉnh – phân phối; 
Giai đoạn 4: Pha giảm giá – buông xuôi. 
Lý thuyết này được phát triển lần đầu bởi dow lý thuyết vòng đời của cổ phiếu cũng như vòng đờ thị trường đã được áp dụng từ lâu và Livermore cũng là người áp dụng tư duy này vào đầu cơ. 

8 tiêu chí để lựa chọn cổ phiếu đầu cơ của Mark:
1. Giá cổ phiếu nằm trên MA150 và MA200
2. Đường MA150 nằm trên đường MA200
3. Đường MA200 đang dốc lên và ít nhất là trong tháng hiện tại đang dốc lên
4. Đường MA50 nằm trên đường MA150 và MA200
5. Giá cổ phiếu hiện tại cao hơn ít nhất 25% so với giá đáy trong 52 tuần gần đây, thậm chí cao hơn 100-300% so với giá đáy trước khi xuất hiện điểm phá vỡ thoát khỏi 1 vùng giá củng cố mạnh
6. Giá cổ phiếu hiện tại nằm trong 25% quanh vùng đỉnh 52 tuần, càng gần vùng đỉnh càng tốt
7. Chi số RS (Relative Strength) phải >70 (sức mạnh giá của cp đang cao hơn 70% các cổ phiếu còn lại trên thị trường)
8. Giá giao dịch đang nằm trên đường MA50


Khi cổ phiếu từ giai đoạn 1 phá vỡ vùng giá tích lũy chuyển sang giai đoạn 2 thì cần đi kèm là khối lượng giao dịch gia tăng mạnh đây là tín hiệu cho thấy các nđt lớn tham gia vào mua và hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong dài hạn. Khi cổ phiếu giảm giá và liên tục tạo các khoảng trống giá giảm thì cần rất cẩn thận vì chúng có thể sẽ giảm rất sâu sau đó.


Sau khi trả qua 8 bước trên, áp dụng mô hình VCP (Volatility Contraction Pattern) vào việc xác định mẫu hình của cổ phiếu đó có đang thu hẹp dần độ biến động ở 1 khu vực nhất định trong nền giá và khối lượng giao dịch giảm đi đáng kể. Đây là tín hiệu rất tốt để cổ phiếu chuẩn bị bứt phá khỏ nền giá hiện tại. Trong điều kiện bình thường sẽ có từ 2-6 lần thu hẹp nền giá trước khi cổ phiếu bứt phá. Lần đầu cổ phiếu tại giá đỉnh và đáy có thể biến động tới 25%, lần tiếp theo có thể chỉ 15% và lần sau nữa có thể chỉ 8%. Càng nhiều lần củng cố giá trong vùng giá hẹp, và khối lượng giao dịch thu hẹp lại thì khá năng phá vỡ nền giá và tăng nhanh càng lớn. Khi cổ phiếu ở trong nền giá và áp dụng mẫu hình VCP có 1 số đặc điểm kỹ thuật có thể tham chiếu nhanh là: thời gian (số ngày hoặc số tuần trôi qua từ khi bắt đầu nền giá), giá (độ sâu của mức điều chỉnh lớn nhất ở bên trái nền giá và độ hẹp của lần thu hẹp nhỏ nhất ở bên phả nền giá), tính đối xứng (số lần thu hẹp trong suốt quá trình tạo nền giá). Trong 1 cổ phiếu sau quá trình tạo đỉnh và buông xuôi, thường sẽ tồn tại rất nhiều nhà đầu tư bị kẹt ở giá vốn cao và chờ về hòa vốn để bán. Các NĐT này tạo ra nguồn cung lớn treo phía trước và 1 số là các nđt bắt đáy thành công bán khi cổ phiếu lên giá. Vì vậy, bí quyết là đợi cho các nđt đã sử dụng các lệnh dừng lỗ cuối cùng được thực hiện mà giá vẫn vượt qua mới là thờ điểm an toàn để mua. Điểm này giống quan điểm của O’Neil trong việc mua các cổ phiếu khi xác lập 1 đỉnh mới vì đã rũ bỏ được hết các nguồn cung giá rẻ cũ cũng như nguồn cung từ các nhà đầu tư kẹp cũ. Mẫu hình VCP thường đúng trong 1 xu hướng tăng, và khi đó giá cổ phiếu đã tăng 30-50% so với đáy hoặc có thể nhiều hơn nữa. Và khi mẫu hình VCP xuất hiện sẽ xuất hiện điểm mua gọi là điểm Pivot. Khi điểm Pivot xuất hiện, tại đó khối lượng giao dịch thu hẹp lại rất nhiều và có thể là giao dịch ít nhất trong suốt nền giá và nguồn cung sẵn sàng bán là rất nhỏ và chỉ cần 1 lượng cầu nhỏ có thể làm giá vượt qua khỏi điểm kháng cự yếu này. 


Trong 1 nền giá, sự điều chỉnh nằm ở khoảng 10-35% và cá biệt là 40%. Vượt quá giới hạn trên thường là xu hướng đã bị bẻ gẫy do các vần đề trong hoạt động cơ bản của công ty đó chứ không phả vấn đề kỹ thuật thị trường. Khi thị trường điều chỉnh mà các cổ phiếu điều chỉnh nhiều hơn 2-3 lần so với thị trường chung thì nên tránh xa các cổ phiếu đó vì chúng quá yếu so với thị trường. Thường khi thị trường tạo đáy, các cổ phiếu dẫn dắt sẽ tạo đáy trước và tạo đáy đầu tiên. Các cổ phiếu chiến thắng thị trường mạnh nhất thường là của 1 ngành đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhưng trước khi toàn bộ các cổ phiếu trong ngành đó đều tăng mạnh thì cổ phiếu dẫn dắt đã tăng mạnh từ trước đó. Khi các cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện nhiều, số ngày tăng nhiều hơn số ngày giàm và các ngày tăng khối lượng giao dịch tăng là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng là mạnh. Trong phương pháp truyền thống mô hình Cắp – Tay cầm của O’Neil thường mua ở điểm phá vỡ trên tay cầm. còn Mark đưa ra cách mua trước với mô hình 3-C.


Có 4 bước để 1 cổ phiếu chuyển từ giảm sang tăng từ tín hiệu mô hình 3-C
1. Xu hướng giảm: cp trả qua đợt điều chỉnh trung hạn trong xu hướng tăng giá dài hạn của giai đoạn 2, đợt giảm đầu tiên có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng, thông thường sẽ xuất hiện giá giảm mạnh và khối lượng lớn
2. Xu hướng tăng: Giá sẽ cố gắng phục hồi và phá vỡ xu hướng giảm, thường không nên mua ngay lúc này vì vẫn còn quá sớm vì giá tăng nhưng chưa có sự xác nhận của khối lượng. Giá thường tăng 1/3-1/2 mức giảm trước đó nhưng cung giá cao vẫn treo lơ lửng do đợt giảm trước đó thường làm cổ phiếu dừng lại và giảm giá.
3. Tạm dừng: cổ phiếu sẽ tạm dừng trong vài ngày hoặc vài tuần và thiết lập vùng ổn định mới, giá có thể giảm 5-10% tại vùng này và có thể giảm mạnh về đáy cũ xong hồi ngay. Lúc này nên sẵn sàng và mua vào khi giá vượt lên đỉnh tay cầm tại điểm phá vỡ nền giá.
4. Phá vỡ: khi cp vượt qua đỉnh ổn định thì ta đặt lệnh mua và co thường sẽ tăng mạnh sau đó và sác xuất tạo đáy xong là cao. Xu hướng trung hạn lúc đó là tăng và yên tâm nắm giữ cp đó.

Với mẫu hình cheat ở đáy
Mẫu hình này xuất hiện ở 1/3 cuối cùng của nền giá và nếu đúng sẽ có lợi nhuận cao hơn mô hình 3-C vì giá vốn cp mua được thấp hơn. Mô hình này hay áp dụng được cho các cổ phiếu large cap, các công ty mới niêm yết và không có các đợt điều chỉnh giá quá lớn. 
Mẫu hình trong mơ: đó là các mẫu hình cốc có tay cần và thu hẹp độ biến động ở 1/3 đáy cốc bên phải. 
Mẫu hình 2 đáy: mẫu hình dạng chữ W với đáy sau thấp hơn đáy trước 1 chút và tại đáy 2 hầu hết loại bỏ các nđt yếu. Mẫu hình nãy cũng tạo ra 1 đoạn dừng phái bên phải để thu hẹp độ biến động giá. 
Chiến lược tấn công tổng lực: đầu tiên cp phải có đà tăng trưởng thật mạnh, có tín hiệu mua đột ngột do có các thông tin thay đổi cơ bản của công ty. 
Giá tăng bùng nổ với khối lượng lớn, thương tăng hơn 100% trong 8 tuần. Tại nền giá cp thường khá yên tĩnh như sau khi bùng nổ sẽ tăng rất mạnh.
Sau bùng nổ, cp đi ngang và có thể điều chỉnh trong khung giá chặt với mức đièu chỉnh ko quá 20% trong 3-6 tuần hoặc 10-12 phiên giao dịch
Nếu giá điều chỉnh <=10% thì chứng tỏ giá trước đó đã rất chặt chẽ và không cần thiết đợi thêm.


VII. Xác định quy mô vị thế tối ưu
Không nên chơi tất tay vì đó thường là cờ bạc. Muốn có thành tích siêu hạng và bền vững cần kiên nhẫn và thực hiện các giao dịch đúng. Mỗi giao dịch nếu gây thua lỗ thì cố gắng không làm thua lỗ quá 1.25-2.5% NAV của bạn. Thông thường 1 giao dịch không nên quá 20-25% NAV của bạn. Cá biệt nếu lên 50% NAV ca gioi han thua lo toi da 2.5% NAV. Việc build vị thế nên thực hiện tại từng điểm. Các hướng dẫn xác định:
- Mức rủi ro chấp nhận mỗi giao dịch là 1.25-2.5%NAV
- Mức dừng lỗ tối đa là 10%
- Khoản lỗ bình quân là 5-6%
- Không đặt cược quá 50% NAV vào 1 vị thế
- Chỉ dành 20-25% NAV cho 1 cp tiềm năng nhất
- Danh mục đa dạng hoá ở mức vừa phải, danh mục nhỏ 4-5 cp, danh mục lớn 10-12 cp.


Quy tắc 2 đổi 1: Nếu danh mục đang có 6 cp mà 4 cp đang hoạt động tốt và 2 cp kém, bạn nên bán it nhat 50% vị thế ở mỗi cp và dùng nó mua 1 cp tốt hơn. 
Không bán cp dẫn dắt quá sớm: các cp tăng giá ở đầu chu kỳ tăng thường vẫn giữ được sự tăng tới cuối chu kỳ tăng và thường tăng tốt nhất.

VIII. Khi nào nên bán và chốt lợi nhuận
1. Đếm nền giá: thường các cp mới xây 1-3 nền giá tăng thường chưa phải cuối chu kỳ tăng giá. Các nền giá thứ 4-5 thường sẽ rơi vào vùng đỉnh tăng giá của cp đó. Các nền giá cuối cùng thường hay xuất hiện các đỉnh cao trào (climax top) với hiện tượng tăng giá thổi bùng và đoạn tăng giá kiệt sức. Đây là lúc nên bán toàn bộ cp khỏi danh mục của bạn. Giai đoạn này thường xảy ra khi các nđt lớn bán các cp đó ra khi các nđt cá nhân hưng phấn mua vào. Chúng thường là các cp dẫn dắt thị trường tại giai đoạn đó. 
2. Sự mở rộng của hệ số P/E: khi p/e của cp tăng gấp 2 lần kể từ nền giá đầu tiên là tín hiệu cần xem xét để cắt giảm co đó. 
3. Bán cp lúc đang tăng mạnh: đây là cách dễ nhất để bán cp khi có lãi nhưng thường làm nđt đau đớn vì có thể cp đó còn tăng rất nhiều sau khi bán. Để tìm điểm bán khi đang tăng, điều này thực hiện có thể xem từ hệ số p/e, đếm số ngày tăng/giảm. Xem xét khu có 6-7/10 ngày giao dịch là tăng giá, tìm kiếm ngày tăng mạnh nhất hoặc chênh lệch đỉnh/đáy theo ngày lớn nhất kể từ đầu xu hướng tăng giá. Các cú bùng lên mạnh mẽ này thường là tín hiệu giá chạy quá mức và thường chỉ tồn tại ở vùng đỉnh và các khoảng tăng giá kiệt sức trước khi tạo đỉnh chứng thức và giảm.
4. Các tín hiệu đảo chiều và khối lượng lớn: 1 cp ở giai đoạn cuối theo phương pháp đếm nền giá khi có 10/11 ngày tăng. Ngoài ra, trong 1 ngày có độ biến động lớn kết thúc với giá giảm và khối lượng giao dịch lớn đi kèm thường là tín hiệu đảo chiều xác nhận việc lập đỉnh chính thức của cổ phiếu đó hoặc khi khối lượng tăng mạnh mà không có sự thay đổi đáng kể của giá cp.
5. Bán khi cp suy yếu: Khi cp đang nắm giữu suy yếu, thường tâm lý con người là do dự và lưỡng lự cũng như tiếc nuối các khoản lợi nhuận đã có trước đó mà cố nắm giữ thêm để hi vọng bán được ở vùng giá cũ. Nếu cp đang nắm giữ có ngày và/hoặc tuần giảm giá mạnh nhất kể từ khi khởi đầu giai đoạn 2 tăng giá thì đây là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy cổ phiếu đã suy yếu và cần bán ra.
6. Quy tắc hòa hoặc thắng: Sau khi nắm giữ vị thế và có lãi, hay di chuyển điểm bán cắt lỗ của bạn tại đường ngay phía dưới đường MA50 để đảm bảo bạn không bị thiệt hại khi giá xuyên thủng MA50 và tạo ra điểm xoay chiều tạo đỉnh.
7. Cuộc chơi miễn phí: khi có lãi khoảng 15%, bạn có thể bán ½ đi và vẫn để ½ còn lại và vẫn đặt điểm dừng lỗ ở 7% và cùng lắm bạn hòa. Hoặc là bạn di chuyển điểm cắt lỗ ở điểm = giá vốn để cùng lắm giao dịch là hòa.
8. Điểm chặn: Thông thường Minervini thường để điểm chặn bán ở vùng phía trên điểm lãi trung bình của ông để đảm bảo ít nhất đạt được mức lãi trung bình của giao dịch. Thông thường chúng ta sẽ luôn bán quá sớm hoặc quá muộn mà hiếm khi nào bán đúng lúc và ta phải chấp nhận điều đó.